Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Thân thế sự nghiệp của lương y Lê Văn Sửu



L.Y Lê Văn Sửu

Nhà nghiên cứu Phương - Đông, Lương y Lê Văn Sửu sinh năm 1937, trong một gia đình thợ sơn nghèo ở thôn Đông Biên, xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cha mẹ mất sớm, người anh cả đã cưu mang ông từ lúc mới hai tuổi. Thương anh chị phải vất vả nuôi mình ăn học, do được giác ngộ cách mạng, ông tham gia hoạt động từ những khi còn ít tuổi và năm mười bẩy tuổi ông đã được kết nạp vào Đảng.

Tháng 3 năm 1953 đến tháng 7 năm 1954, ông tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 8 năm 1954, ông lại tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau đó ông vào học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật và đi B.
Hai cuộc kháng chiến đã kinh qua, nhiều năm liền ông đã từng được cấp trên khen thưởng về thành tích của mình. Cụ thể: 16 tháng 9 năm 1963 ông đã được nhà nước tặng thưởng Huy chương chiến sỹ vẻ vang. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam thưởng Huân chương quyết thắng hạng nhì (15 tháng 1 năm 1972). Năm 1993 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì và nhiều huân, huy chương khác. Đến 7 tháng 1 năm 1974, ông đã được K100 thuộc Ban thống nhất Trung ương điều động đến Cục Mỹ thuật Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá.
Tháng 4 năm 1978 đến tháng 9 năm 1981, ông là giảng viên dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội).
Ở đâu ông cũng tỏ ra mình là người có ý thức, có tinh thần trách nhiệm và ham học hỏi. Trong lĩnh vực hoạt động Văn hoá nghệ thuật, ông đã được Bộ Văn hoá và thông tin tặng thưởng huy chương Chiến sỹ văn hoá, tặng kỷ niệm chương.
Năm 1982, ông xin về nghỉ hưu với lý do sức khoẻ yếu, mang trong mình nhiều bệnh nguy nan mãn tính: Bệnh phổi, bệnh đường ruột...Ngay từ những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, ông đã tự học châm cứu, đọc các sách y thư cổ để chữa bệnh cho mình. Trong những năm tháng gian lao và vất vả đó, trong điều kiện chiến trường khó khăn ông vẫn vừa tự học để chữa bệnh cho mình, ngoài ra ông còn chữa được rất nhiều bệnh hiểm nghèo cho đồng đội, cho những người dân ở những địa phương mà ông đóng quân hoặc đi qua.
Nhờ những vốn kiến thức sâu rộng về Đông y và triết học cổ Phương Đông năm 1983 ông được Học viện Quân Y mời làm cố vấn trong một đề tài khoa học cấp nhà nước, và rồi sau đó năm 1985, ông bắt đầu mở lớp học, chữa bệnh tại nhà. Ông đã mở hơn 30 khoá học trong hơn 20 năm và đào tào tạo được trên 500 môn sinh, đã khám và chữa cho hàng nghìn lượt bệnh nhân. Ngoài ra ông còn nghiên cứu, trích, dịch và đăng tải nhiều tài liệu có giá trị trên các tập san, báo chí, truyền hình.
Nếu ai yêu Đông y, triết học cổ Phương Đông sẽ biết được các đầu sách mà đã có tên ông trong đó. Các sách của ông đã được xuất bản đó là:

1- Tân mùi Y thư nhật dụng; Nguyễn Thiên Quyến - Lê Văn Sửu. Nhà xuất bản Hà Nội - 1990.

2- Đông y châm cứu; Lê Văn Sửu, Nguyễn Tấn Phong, Nguyễn Khắc Ân, Đỗ Tuấn, Nguyễn Hoàng Hải. Học viện Quân y - Hà Nội 1991.

3- Chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh bằng đo nhiệt độ kinh lạc. Lê văn Sửu - Nguyễn Tấn Phong. Nhà xuất bản Y học - 1995.

4- Nguyên lý thời sinh học cổ Phương Đông. Nhà xuất bản Văn hoá thông tin - 1996.

5- Học thuyết âm dương ngũ hành. Nhà xuất bản Văn hoá thông tin - 1998.

6- Quy luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí. Nhà xuất bản Y học -1999.

7- Điều trị nội khoa. Nhà xuất bản Y học - 2000.

8- Cẩm nang chẩn trị Đông y. Nhà xuất bản y học - 2003.

9- Đông y châm cứu chẩn trị bệnh ngũ quan. Lê Văn Sửu, Nguyễn Tấn Phong, Lưu nguyên Thăng, Phạm Thị Cơi. Nhà xuất bản Y học - 2005.

10- Đích phái chân truyền Thiếu Lâm nội công bí truyền – Nhà xuất bản thể dục thể thao.


Cùng với việc tham gia đề tài khoa học cấp nhà nước với Học viện quân y năm 1983, ông đã phát minh ra phương pháp chẩn đoán mới bằng phép đo nhiệt độ kinh lạc. Đây là một bước ngoặt trong cuộc đời nghiên cứu và sáng tạo của ông, vì ông đã là người đi tiên phong trong việc hiện đại hoá nền y học cổ truyền thông qua công trình Chẩn bệnh bằng Đo Nhiệt Độ Kinh Lạc.
Ông còn tham gia trong chương trình đào tạo Thạc sỹ đặc cách do Trung ương hội Y học cổ truyền Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 1995. Tham gia nói chuyện ở các câu lạc bộ Y học cổ truyền. Đặc biệt, buổi sinh hoạt khoa học ngày 16 tháng 6 năm 2000 tại hội nghị nghành Sinh lý toàn quốc đã mở đầu cho máy đo nhiệt độ kinh lạc và phần mềm chẩn bệnh bằng Đo nhiệt độ kinh lạc ra đời.
Ông là một tấm gương sáng trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học, là một người thầy mẫu mực, là một lương y hết lòng vì bệnh nhân. Tận cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn tham gia và là diễn giả của buổi toạ đàm do Viện Âm nhạc Việt nam tổ chức với chủ đề
“ Học thuyết Âm dưong ngũ hành và quy luật tương ứng giữa làn điệu tiếng Việt với dân ca tộc việt và tâm sinh lý người Việt”. Ông đột ngột ra đi vào ngày 7 tháng 9 năm 2007, để lại bao nhiêu công trình nghiên cứu còn dang dở, bao dự định khoa học chưa hoàn thành. Ông đã về cõi vĩnh hằng, để lại sự tiếc thưong vô hạn cho những người thân, đồng nghiệp, môn sinh cũng như những bệnh nhân đã từng được ông cứu sống và chữa trị.
Môn sinh các khoá đã từng được ông dạy dỗ nguyện đem hiểu biết, kiến thức phục vụ xã hội cũng như tiếp bước con đường của ông đã đi, nâng cao và phát triển Phương pháp chẩn bệnh bằng Đo Nhiệt độ kinh lạc để từng bước góp phần hiện đại hoá nền y học cổ truyền của nước nhà, đó cũng là một nén Tâm nhang dâng lên người Thầy kính yêu.

Hà nội, Tháng 11, ngày nhà giáo Việt nam.


 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 17) 2654808 lượt người truy cập vào Website này!