Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
TỨ CHẨN




Chẩn đoán của Đông y bao gồm 4 phương pháp: Vấn chẩn, Vọng chẩn,Văn chẩn và Thiết chẩn, gọi tắt là tứ chẩn. Thông qua tứ chẩn để biết rõ hiện trạng và lịch sử bệnh tật của người bệnh, từ đó mới có thể tổng hợp, phân tích, làm căn cứ biện chứng luận trị.

1. VẤN CHẤN: (HỎI)

Vấn chẩn là phần trọng yếu trong tứ chẩn, thông qua vấn chẩn kỹ lưỡng thường có thể đến chẩn đoán chính xác.

Nội dung của vấn chẩn, nói chung giống như Tây y, cần hiểu rõ nơi đau của người bệnh, thời gian phát bệnh, nguyên nhân, diễn biến, tóm tắt tình hình chạy chữa (bao gồm cả uống thuốc và phản ứng, khái quát sinh hoạt của người bệnh, nghiện ngập, thói quen ăn uống, tình hình suy nghĩ, tiền sử gia đình).

Vấn chẩn của Đông y có những chỗ khác, trước đây những điểm chính của vấn chẩn khái quát thành câu ca: Thập vấn: Nhất vấn hàn nhiệt; nhị vấn Hãn; tam vấn ẩm thực; tứ vấn tiện; ngũ vấn đầu thân; lục vấn hung phúc; thất lung, bát kiệt, cụ đương biện; cửu vấn cựu bệnh, thập vấn nhân; tái kiêm phục dược tham cơ biến phụ nữ ứng vấn kinh, đới, sản; tiếu nhi đương vấn ma, chẩn, ban. Tạm dịch là: 1 hỏi nóng rét; 2 hỏi mồ hôi; 3 hỏi ăn, uống; 4 hỏi đái, ỉa; 5 hỏi đầu, mình; 6 hỏi ngực, bụng; 7 hỏi điếc tai; 8 hỏi khát nước; 9 hỏi bệnh cũ; 10 hỏi nguyên nhân gây bệnh. Lại hỏi thêm uống thuốc đã có chuyển biến. Đàn bà phải hỏi hành kinh, khí hư, chửa đẻ; Trẻ em thì hỏi sởi đậu. Có thể tham khảo thêm trong đó. Ngày nay đem nội dung chẩn đoán bằng hỏi khái quát như sau:

A. HÀN NHIỆT VÀ MỒ HÔI:

Cần hỏi rõ có hay không phát sốt, bị rét hay nóng, bị năng hay nhẹ, đặc điểm của cơn sốt, có hay không có mồ hôi, thời gian ra mồ hôi, tính chất và nhiều ít của mồ hôi. Quy tụ những chẩn đoán như sau:

- Lúc mới phát bệnh: phát sốt, ớn lạnh là ngoại cảm biểu chứng; phát sốt nhẹ, ớn lạnh nhiều không có mồ hôi là ngoại cảm phong hàn biểu chứng; phát sốt nặng, ớn lạnh nhẹ, có mồ hôi là ngoại cảm phong nhiệt biểu chứng.

- Lạnh một cơn, nóng mọt cơn, gọi là hàn, nhiệt vãng lai. Nếu như thời gian phát bệnh rất nhanh có kèm theo đắng miệng, khô họng, váng đầu, hoa mắt, tức ngực, sườn đầy chướng, là bán biểu, bán lý.

- Phát sốt không ớn lạnh, có mồ hôi, miệng khát, táo bón là lý thực
nhiệt chứng.

- Bệnh mãn tính, về chiều sốt nhẹ, ngực và lòng bàn tay, bàn chân nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), gò má hồng, mồ hôi khô, ra mồ hôi trộm là âm hư phát nhiệt. Bình thường mà sợ lạnh, ngắn hơi, mệt mỏi, tự ra mồ hôi là dương hư.

B. ĐẦU, THÂN, NGỰC, BỤNG:

(Chủ yếu hỏi rõ nơi đau, tính chất và thời gian đau).

- Đầu đau, đầu choáng, đau không dứt, đau ở hai bên thái dương, phát sốt ớn lạnh, phần nhiều là ngoại cảm. Khi đau, khi không, thường kèm theo choáng váng, không nóng, lạnh phần nhiều là nội thương lý chứng. Một bên đầu đau (thiên đầu thống) thường do nội phong hoặc huyết hư. Ban ngày đau đầu, làm mệt thì đau nặng hơn là do dương hư. Sau giờ Ngọ đâu đầu là âm hư. Ban đêm đau đầu là huyết hư. Đau đầu chóng mặt, mắt đỏ, miệng đắng, thường là can, đảm hoả thịnh. Đầu váng mà tim hồi hộp, ngắn hơi, yếu đuối, thường là khí huyết hư nhược. Đột nhiên đầu váng, thường là thực chứng; Váng đầu lâu ngày là hư chứng. Đầu ê ẩm, nặng căng như bỏ vào trong bao thường là thuộc thấp nặng.

- Mình đau: Toàn thân đau buốt, phát sốt ớn lạnh là ngoại cảm. Bệnh lâu ngày mà mình đau là khí huyết bất túc. Vùng lưng đau thường là thuộc thận hư. Các khớp, cơ bắp, gân, xương ở tứ chi đau đớn, tê bại, hoặc các khớp sưng phù, nơi đau cố định hoặc di động là phong hàn thấp bại.

- Ngực đau: đau ngực phát sốt, ho ra mủ máu thường là phế ung (sưng phổi có mủ). Đau ngực sốt về chiều, ho khan, ít đờm, trong đờm lẫn máu là lao phổi (phổi kết hạch). Ngực đau, hướng đâu lan ra xương bả vai, hoặc xương sườn phía sau đau nhói, tự thấy cảm gác nén vùng tim là ngực bại (hung bại) - cần chú ý đó không phải là tim cắn đau, mà sườn dưới đau là can khí bất thư.

- Bụng đau: đau bụng trên, nôn khan, nôn ra nước dãi trong, gặp lạnh đau dữ dội là vị hàn. Bụng trên chướng, ợ chua, hôi mùi mốc là thực trệ (ăn không tiêu). Đau quanh rốn, lúc đau lúc không, khi đau nổi hòn cục là đau do giun đũa. Đau bụng phát sốt, ỉa chảy hoặc đi lỵ ra mủ máu, lý cấp hậu trọng (quặn bụng và nặng lỗ đít) là thấp nhiệt thực chứng. Đau bụng ê ẩm liên miên, phân nát, sợ lạnh, tứ chi mát, là hàn thấp hư chứng.

Nói tóm lại: đau dội là thực chứng, đau kéo dài là hư. Sau khi ăn đau tăng là thực, sau khi ăn giảm đau là hư. Đau dữ dội kịch liệt, nơi đau cố định, sờ vào đau tăng hoặc sợ là thực. Đau lâm râm, không cố định, sờ nắn giảm đau hoặc ưa sờ là hư.

C. ĂN UỐNG:

Hỏi rõ tình hình ăn uống của người bệnh như: thèm ăn hay không, số lượng ăn, khẩu vị, phản ứng sau khi ăn và có khát hay không ?

- Trong khi bị bệnh mà vẫn ăn uống bình thường là vị khí chưa bị tổn thương. Không muốn ăn mà ợ hơi là có tích trệ. Ăn nhiều, hay ăn là vị có thực hoả (ý nghĩa có khác với triệu chứng của đái đường, của chứng tiêu khát).

- Miệng khát, thích uống mát là vị nhiệt thương âm. Miệng khát thích uống nóng là vị dương bất túc. Miệng nhạt không khát, hoặc là biểu chứng đang chuyển vào lý, hoặc là dương hư hàn thịnh lý chứng. Miệng khô không muốn uống là tỳ hư thấp thịnh.

- Miệng đắng là can, đảm có nhiệt. Miệng chua là trường, vị tích trệ. Trong cổ muốn phát ra ngọt là tỳ có thấp nhiệt. Miệng nhạt là hư chứng.

D. ĐẠI TIỂU TIỆN:

Hỏi rõ số lần đái ỉa, tính chất, trạng thái phân, có ỉa, đái ra máu hay không ?

- Đại tiện  bế kết, khô khan, khó ỉa, phát sốt là nhiệt chứng. Bệnh kéo dài, người mới đẻ, người già mà táo bón là thuộc khí hư hoặc tân hao.

- Ỉa phân nát, trước khi ỉa không đau bụng là tỳ vị hư hàn. Tảng sáng đau bụng ỉa chảy (còn gọi là ngũ canh tiết) là thận dương hư. ỉa ra như nước, phóng ra như bắn, có cảm giác nóng rát hậu môn là vị, trường có nhiệt. ỉa ra phân thối, nhão nhoét, nhiều bọt, bụng đau, ỉa xong giảm đau là thực (ăn) trệ.

- Ỉa ra máu mủ, quặn đau như mót rặn, bụng đau phát sốt là thấp nhiệt hạ lỵ. ỉa ra phân đỏ, đen như keo sơn, thường là xuất huyết đoạn trên đường tiêu hoá (dạ dày xuất huyết). Trong phân dính máu hồng tươi là xuất huyết đoạn dưới đường tiêu hoá (trực tràng xuất huyết). Cả hai nơi xuất huyết và nguyên nhân của chúng cần được kiểm tra kỹ hơn nữa.

- Nước tiểu nhiều mà trong thường là hư hàn; trong mà són nhiều lần hoặc đi không cầm là khí hư; nếu kèm vẩn đục là thấp nhiệt.

- Trong đêm đi đái nhiều, hay đái dầm là thận hư. Đái són, đái gấp, đái đau, đái khó hoặc kèm theo máu mủ, cát sỏi, là chứng lậu. Miệng khát, đái nhiều, uống nhiều, thân thể gầy mòn rất nhanh là chứng tiêu khát. Đột nhiên phát sinh bí đái, hoặc chỉ đái són được vài giọt, mùi nước đái rất hôi, bàng quang đau đớn dữ dội mà nóng lên là thực chứng. Nước tiểu dần dần giảm ít, thậm chí không đủ đái, sắc mặt trắng nhợt, lưng đùi, tay, chân xanh, lạnh, là hư chứng.

Đ. NGỦ

- Mất ngủ: là khó vào giấc ngủ, lại dễ tỉnh, và không nhiều mê mộng. Đêm khó vào giấc ngủ, ăn uống giảm dần, mệt mỏi, uể oải, hồi hộp hay quên, tinh thần hoảng hốt, thuộc tâm tỳ lưỡng hư, thường do suy nghĩ quá độ gây nên. Hư phiền không ngủ được, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lưỡi hồng ít tân (nước) mạch tế, sác, thường là âm hư. Sau khi bệnh nặng hoặc về già khí huyết đều hư, thường dẫn đến mất ngủ. Đêm ngủ không yên, ngủ ít, dễ tỉnh, tâm phiền, miệng lưỡi mọc mụn, đầu lưỡi hồng, là tâm hoả cang thịnh... Mất ngủ, nhiều mộng, đau đầu, miệng đắng, tính tình hấp tấp, dễ cáu là can hoả cang thịnh. Trong khi mộng nằm kêu lên là đảm khí hư hoặc vị nhiệt.

- Ngủ nhiều: thần mệt, chi mỏi mà ngủ nhiều là khí hư, ăn xong uể oải, muốn ngủ là tỳ khí bất túc. Sau khi khỏi bệnh ham ngủ là chính khí chưa hồi phục. Mình nặng mạch hoãn, ngủ nhiều là thấp thắng

E. TAI ĐIẾC - TAI Ù

Thận, can, đàm và tai có quan hệ gắn bó; điếc dấy mạnh lên là thực chứng can, đảm hoả vượng, điếc lâu là thận hư, khí hư. Trong lúc có ôn bệnh mà xuất hiện ta điếc là chỉ chứng nhiệt ta thương âm.

Tai ù kèm theo tim hồi hộp, đầu váng là thuộc hư chứng; có tức ngực, đau sườn, miệng đắng, phân khô rắn mà buồn nôn oẹ là chứng thực.

G. ĐẶC ĐIỂM ĐÀN BÀ - TRẺ EM

Đối với phụ nữ và trẻ em, trừ những việc hỏi như trên ra lại cần hỏi thêm những nội dung sau đây nữa:

- Đối với người bệnh đàn bà cần hỏi rõ đã có chồng hay chưa, kinh nguyệt (bao gồm cả tuổi bắt đầu có kinh), chu kỳ, tình trạng kinh nguyệt nhiều ít, có đau hay không, mùi và mầu sắc khí hư, và tình hình sản dục (số lần chửa đẻ, có khó đẻ hay đẻ rơi không).

Kinh nguyệt đến trước kỳ: số máu nhiều, màu đỏ sẫm và sền sệt, miệng khô, môi hồng là huyết nhiệt, Kinh nguyệt tím đen, có máu cục là thực nhiệt.

Kinh nguyệt chậm sau kỳ: số máu ít, mầu hồng nhạt mà lỏng sắc mặt vàng úa là huyết hư, nhưng chi lạnh, mặt trắng là hư hàn. Máu tím bầm thành cục, bụng dưới đau, sợ sờ, hoặc có cục sưng là khí trệ huyết ứ. Kinh nguyệt có mùi hôi là chứng nhiệt, có mùi tanh là chứng hàn.

Khí hư trong, lỏng mà tanh là hư hàn, vàng đặc là thấp nhiệt.

Sau khi đẻ mà sản dịch không dứt, kèm có đau bụng, sợ sờ nắn là huyết ứ.

- Đối với người bệnh là trẻ em: cần hỏi rõ quá trình lớn lên, lướt quá về những bệnh đã mắc; thóp thở khép kín, đi, chạy, nói sớm hay chậm, đã tiêm phòng hay chưa, đã qua sởi, thuỷ đậu hay chưa và các cách đã bổ dưỡng.

2. VỌNG CHẨN (NHÌN)

Vọng chẩn là thông qua quan sát thần, sắc, hình thái để nói tình trạng chung; thông qua xem lưỡi biến hoá để nói thêm một bước tính chất của bệnh tật. Trẻ em dưới 3 tuổi lại xem đường vân ngón tay để bổ trợ cho chẩn đoán.

A. TRẠNG THÁI CHUNG

Tinh thần nét mặt: tinh thần ủ dột, ánh mắt không có thần, phản ứng tình cảm trên nét mặt chậm, sắc mặt mờ tối không phản chiếu ánh sáng là biểu hiện chính khí đã tổn thương. Sắc mặt khô xác, môi nhợt là huyết hư. Sắc mặt vàng úa là tỳ hư. Bệnh lâu dài sắc mặt đen tối là thận hư. Hai gò má ửng hồng về chiều, sốt về chiều là âm hư nội nhiệt. Trẻ em mắt đỏ mà chung quanh môi xanh là can phong. Ở trong các bệnh: sắc cứ sáng tươi là bệnh còn nhẹ, mờ tối là bệnh đã nặng.

Trẻ em bệnh ôn nhiệt hoặc cấp, mãn kinh phong thấy nhăn cầu vận động không linh hoạt, có khi cố định, nhìn trợn ngược, nhìn thẳng đơ, nhìn lệch là thuộc can phong nội động, hoặc đàm nhiệt vướng tắc gây ra, đó là chứng kinh phong. Trẻ em bị mắc bệnh mà khóc không có nước mắt, lỗ mũi khô mà không có nước mũi, là chứng nặng; Sắc mũi trắng bợt là khí huyết hư nhược.

Hình thái: Hình thể gầy mòn, chi thể mỏi mệt, da dẻ khô khan là khí huyết hư nhược. Nếu béo mà ăn ít là tỳ hư có đàm. Hình gày ăn ít là trung tiêu có hoả.

Da dẻ toàn thân và niêm mạc phát vàng là hoàng đản. Sắc vàng úa, tươi như da quất, phát sốt là dương hoàng (cấp tính hoàng đản); sắc mặt vàng nhạt, mờ như khói hun, không sốt hoặc sốt nhẹ là âm hoàng (mãn tính).

Toàn thân phù thũng, phát bệnh nhanh chóng, các khớp đau buốt, hoặc có ớn lạnh, sợ gió là thuỷ khí nội đình, phong tà ở ngoại nhiễu. Mình nặng, tinh thần đặc biệt khốn quẫn là thấp nặng. Đau lưng, chi lạnh, sắc mặt tối là thận dương hư. Chi dưới phù thũng, sắc mặt vàng úa, ăn uống không ngon, bụng chướng, phân lỏng, nát là tỳ dương hư.

Da dẻ xuất hiện ban chẩn (lốm đốm là chẩn, thành mảng là ban) là nội nhiệt, ở trong bệnh ôn nhiệt thì đó là dấu hiệu chủ yếu chỉ nhiệt đã nhập huyết phần. Ban chẩn sắc tươi sáng, đỏ đắn là bệnh tình còn nhẹ, mờ ám là bệnh tình đã nặng.

Phụ: Phép vọng chẩn về bệnh giun đũa: dùng phép vọng chẩn để chẩn đoán bệnh giun đũa thời xa xưa đã được ghi lại, gần đây có người quan sát hơn một nghìn trường hợp trẻ em bị bệnh giun đũa đã chứng minh các phương pháp chẩn đoán là có ý nghĩa nhất định. Trẻ em bị  bệnh giun đũa thể hiện như sau:

- Trên mặt lưỡi xuất hiện ban đỏ, ven bờ rõ nét, hình tròn thường lỗi khỏi mặt lưỡi như đầu vú, nơi chốn không nhất định, số lượng không kể.

- Niêm mạc môi dưới xuất hiện những hạt tròn, thương là màu xám, nốt chẩn nhỏ như đầu mũi kim, số lượng không kể.

- Củng mạc xuất hiện xanh chàm, hình tam giác, tròn, hoặc bán nguyệt, phân bố ở trên lưỡi trên đỉnh mao mạch (huyết quản nhỏ) không lồi khỏi bề mặt.

- Trên mặt lưỡi xuất hiện ban trắng, hình tròn, rất rõ ràng, ở giữa trắng nhạt, không lồi khỏi bề mặt.

Đây là bốn loại dương tính thể chứng, có khi đơn độc, hoặc cùng xuất hiện, thường thấy nhất là ban đỏ trên lưỡi. Thể chứng ít, nhiều thường là bằng chứng của số lượng giun nhiều ít ở trong bụng. Tỷ lệ đúng của vọng chẩn so với xét nghiệm phân (bao gồm cả phép đếm trứng) là rất cao. Cách này không cần chuẩn bị khác, giản tiện, sử dụng, chắc chắn.

B. THIỆT CHẨN ( XEM LƯỠI )

Thiệt chẩn là bộ phận trọng yếu trong chẩn đoán đông y. Đông y quan sát cái lưỡi thật tỷ  mỷ, từ trong thiệt chẩn mà tìm thấy thực hư của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết, hao tổn của tân dịch và tính chất của ngoại tà. Do đó ở một mức độ nhất định có thể giúp cho phán đoán tính chất, mức nông sâu và hướng phát triển của bệnh tật.

B.a. Chất lưỡi

Chất lưỡi chỉ là cái thể của lưỡi, nó cùng với các tạng phủ có quan  hệ mật thiết. Loại quan hệ này có đặc điểm ở từng chỗ khác nhau. Đầu lưỡi chủ về phản ánh bệnh biến của tim phổi, như đầu lưỡi đỏ là tâm hoả thượng viêm. Ven lưỡi chủ về phản ánh bệnh biến của gan mật, như ven lưỡi có ban tím là can uất (trên lâm sàng thường thấy một số người bệnh gan thì ven lưỡi có điểm ban xanh tím, hoặc tĩnh mạch dưới lưỡi trương phồng). Phần giữa lưỡi chủ yếu phản ánh bệnh biến tỳ, vị. Cuống lưỡi chủ yếu phản ánh bệnh biến của thận.

Trên lâm sàng quan sát chất lưỡi và theo biến hoá 4 mặt: mầu sắc, độ ẩm thấp, hình thái và đồng thái để phân tích.

- Độ ẩm thấp và màu sắc chính của lưỡi thường là: hồng nhạt và ẩm nước.

- Sắc lưỡi nhạt hơn bình thường là huyết hư, dương hư hoặc hàn chứng. Sắc nhạt mà không rêu là khí huyết lưỡng hư: nhạt mà ẩm trơn là hàn. Loại sắc lưỡi này gọi là lưỡi trắng nhạt, tức là hồng ít, trắng nhiều. Chứng bệnh là dinh dưỡng trở ngại, bần huyết và một số bệnh nội tiết như phù niêm dịch (dịch dẻo dính) đều thấy lưỡi trắng nhạt.

Sắc lưỡi hồng tươi mà khô là âm hư; hồng tươi mà không rêu là âm hư hoả vượng ở cuối kỳ ôn nhiệt, lao phổi; cường năng tuyến giáp trạng và bệnh đái đường cũng thấy lưỡi âm hư. Chất lưỡi mầu hồng thắm hoặc đỏ thẫm thuộc về thực nhiệt. Nói tóm lại: đậm là nhiệt sâu. Khi bị bệnh truyền nhiễm cấp tính quá nặng hoặc khi viêm nhiễm đưa đến nhiễm độc máu đều thấy lưỡi đỏ sẫm mà sinh gai nhọn là doanh phần nhiệt thịnh; đỏ sẫm mà sắc tươi là nhiệt thương tâm bào lạc. Chứng bại huyết và khi bị bệnh cấp tính viêm nhiễm nghiêm trọng cũng thấy  lưỡi đỏ sẫm. Lưỡi đỏ mà bóng, không rêu là vị âm mất đi, bệnh tình nguy ngập.

Sắc lưỡi từ đỏ sẫm chuyển sang đỏ tím mà khô là dấu hiệu chính để chỉ bệnh ôn nhiệt phát triển đến huyết phần. Viêm nhiễm nặng khi phát triển đến suy thấp và tuần hoàn cũng xuất hiện lưỡi tím. Tím mở là huyết ứ, tím nông mà ẩm là hàn chứng.

Lưỡi xanh lam là chứng nặng của khí, huyết cùng suy thoái. Xanh mà sáng bóng, không rêu là dự đoán sẽ xấu. Khi hô hấp, tuần hoàn suy kiệt, thiếu ô xy năng cũng xuất hiện lưỡi xanh.

B.b. Hình thái và động thái của lưỡi:

Chủ yếu là quan sát các tình trạng thể lưỡi béo, gầy, già, non, khô, ẩm, rãnh nứt và hoạt động.

Dáng lưỡi béo mập, hồng nhạt mà ven lưỡi có ngấn răng là hư chứng, hàn chứng. Lưỡi to béo là chứng suy tuyến giáp, đầu chi phình to. Lưỡi to béo mà đỏ sẫm là tân dịch đã tổn thương. Chất lưỡi rắn chắc, thô kệch (ngược với béo mập) là thuộc thực chứng nhiệt chứng.

Trên lưỡi mọc gai nhọn là nhiệt cực nội kết, gai nhọn càng to, càng nhiều là nhiệt kết càng sâu. Sốt cao, tinh hồng nhiệt (sốt đỏ mặt như con tinh tinh), viêm phổi chứng nặng đều thấy trên lưỡi mọc gai.

Trên lưỡi có vết nứt thương là âm hư hay dinh dưỡng kém, nhưng sốt cao mất nước cũng thấy nứt. Cá biệt có khi lưỡi nứt là tiên thiên tính.

Dáng lưỡi khi co duỗi thì rung động, sắc lưỡi hồng nhạt là dương khí bất túc, chứng này thấy ở  bệnh thần kinh suy nhược và thể hư sau khi khỏi ốm. Rung động mà sắc lưỡi hồng tươi là âm hư, thường thấy ở can phong nội động, trúng gió và cường tuyến giáp.

Lưỡi lè ra mà lệch thường là chứng trúng gió.

Lưỡi cứng, vận động khó khăn, vì vậy mà tiếng nói không rõ là can phong nội động gây ra, thường là điềm báo trước chứng trúng gió hoặc là di chứng sau khi trúng gió.

Lưỡi mềm yếu vô lực cũng phát sinh ở tình hình bệnh khác nhau. Lưỡi hồng, khô mà yếu là nhiệt thịnh thương âm. Bệnh lâu ngày chất lưỡi trắng nhạt mà yếu là khi huyết đều hư. Lưỡi đỏ sẫm mà yếu là âm hao đã cực.

 

B.c. Rêu lưỡi

Rêu lưỡi bình thường do vị khí hình thành thì trắng , mỏng, sáng và ẩm. Khi có bệnh rêu lưỡi phát sinh các loại biến hoá. Lúc chẩn đoán, quan sát rêu lưỡi chủ yếu là theo mầu sắc, tân dịch, dầy mỏng. Nhưng cần chú ý loại trừ hiện tượng giả do ăn uống, hoặc do thuốc gây nên như ăn trầu, ô mai,
đậu đen...

- Rêu trắng đều thuộc hàn chứng, hư chứng (cũng có thuộc nhiệt, thuộc thực) trắng mỏng mà trơn là ngoại cảm phong hàn, trắng nõn mà trơn là lý hư hàn. Trắng nhẫy mà nhẵn là trong có đàm thấp. Trắng như rắc phấn là bệnh ôn dịch. Trong bệnh nhiệt, rêu lưỡi trắng có lẫn vàng là bệnh tà hoả nhiệt từ biểu vào lý, chứng tỏ bệnh tình đang phát triển.

- Rêu vàng thuộc nhiệt chứng, sắc vàng càng sau nhiệt càng nặng, rêu mỏng hơi vàng là ngoại cảm phong nhiệt. Vàng dầy mà khô là vị nhiệt thương âm, vàng mà dầy nhẫn là tỳ vị thấp nhiệt hoặc tỳ vị tích trệ. Sắc vàng nhạt mà ẩm hoặc kèm theo dầy, rêu đục là do thấp trệ gây ra.

- Rêu đen thường thuộc lý chứng, nói chung thể hiện tình rất nặng, nhưng có chia ra hàn nhiệt. Rêu lưỡi đen, ẩm trơn, chất lưỡi hồng nhạt là hàn chứng. Rêu lưỡi đen, khô ráo chất lưỡi hồng tươi là hoả nhiệt thương âm. Rêu lưỡi đen mà ẩm hoặc kèm theo dầy, rêu đục là do thấp trệ gây ra.

- Rêu đen thường thuộc lý chứng, nói chung thể hiện  bệnh tình rất nặng, nhưng có chia ra hàn nhiệt. Rêu lưỡi đen, ẩm trơn, chất lưỡi hồng nhạt là hàn chứng. Rêu lưỡi đen, khô ráo chất lưỡi hồng tươi là hoả nhiệt thương âm. Rêu lưỡi đen mà táo là hoả thịnh tân khô. Rêu đen khô nứt, gai nhọn cao lên là thận thuỷ tưởng tuyệt, bệnh tình nguy nặng.

Rêu lưỡi từ dầy chuyển thành mỏng, mặt lưng sáng trơn như gương, hoặc rêu lưỡi rải rác có chỗ xanh là tân dịch hao tổn, âm hư thuỷ khô, bệnh tình nghiêm trọng. Những người bệnh thiếu máu ác tính trẻ em trường vị có thấp nhiệt hoặc có ký sinh trùng cũng thấy có rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, lại cũng có rải rác rêu xanh. Nguyên nhân của rải rác rêu xanh là cục bộ niêm mạc co rút tạo ra niêm mạc chết mà thành.

Tóm lại: Rêu lưỡi từ trắng biến thành vàng, xong chuyển thành rêu trắng môi là thuận chứng. Ruê lưỡi từ trắng chuyển thành vàng, rồi chuyển thành đen là nghịch chứng. Rêu lưỡi chuyển biến nhanh cũng thể hiện bệnh tình ác hoá.

Trên đầy giới thiệu chất lưỡi và rêu lưỡi chỉ để học tập. Trên thực tế thiệt chẩn là quan sát toàn bộ cái lưỡi theo hiện tượng, tất nhiên cần quan sát toàn bộ chất lưỡi và rêu lưỡi kết hợp lại mà phân tích, bởi vì biến hoá của chất lưỡi và rêu lưỡi có quan hệ hỗ tương phức tạp.

Tổng hợp quan hệ biến hoá của chất lưỡi và rêu lưỡi với bệnh chứng đại để là: phàm thuộc nhiệt chứng, chất lưỡi tất hồng, rêu lưỡi tất vàng, phàm thuộc hàn chứng, chất lưỡi tất nhạt, rêu lưỡi tất nhiều nước mà trơn; phàm thuộc thực chứng, thể lưỡi tất rắn chắc; phàm thuộc hư chứng, thể lưỡi tất phì nộn (béo non); phàm thuộc biểu chứng, rêu lưỡi trắng mỏng không khô. Khí bệnh chủ yếu biến hoá ở rêu lưỡi. Huyết bệnh chủ yếu biến hoá ở chất lưỡi.

Để tiện nắm được thiệt chẩn, nay đem chất và rêu lưỡi kê thành bảng dưới đây theo biến hoá thường thấy và kết hợp với biện chứng luận trị.

Chất lưỡi

Rêu lưỡi

Biện chứng

Hồng nhạt

Trắng rất mỏng

Khí huyết hư

Hồng nhạt, béo non, có ngấn răng

Trắng mỏng

Dương hư

Trắng nhạt, béo non

 

Xám đen, ẩm trơn, sáng nhẵn

Dương suy tạng hàn, đàm thấp đình ở trong

Hồng nhạt nõn nà, có vết nứt

Không rêu

Khí hư âm hao

Hồng nhạt

Trắng mỏng, ẩm

Ngoại cảm phong hàn

Hồng nhạt

Trắng, dầy, trơn

Đàm thấp trọc nội đình hoặc ăn không tiêu

Hồng nhạt

Trắng dày như rắc phấn

Ôn dịch hoặc có ung bên trong

Hồng nhạt

Trong cái trắng có ít vàng dầy

Biểu tà bắt đầu chuyển vào lý

Hồng nhạt

Giữa và gốc lưỡi vàng dày, ven lưỡi trắng mỏng mà ẩm

Biểu tà nhập lý, vị trường có nhiệt

Hồng tươi

Trắng cực mỏng

 

Âm hư hoả vượng,

Hồng nhiều

vết nứt sâu

Gần như không rêu

Thuỷ bất tế hoả hoặc chân âm hao tổn

Hồng

Vàng mỏng

Khí phần nhiệt thịnh hoặc trường vi có nhiệt

Hồng

Vàng trơn

Thấp nhiệt nhập khí phần

Hồng

Vàng dầy khô

Tà nhiệt thâm nhập lý kết đã thành

Hồng

Đen khô

Hoả nhiệt thương âm

Đỏ sẫm

Vàng úa

Nhiệt đã theo khí vào doanh

Đỏ tím

Vàng sâu hoặc vàng, vàng trắng mà khô ít rêu hoặc không rêu

Nhiệt vào phần huyết

Xanh tím

Trắng ẩm

Nội hàn cực nặng, xuất huyết ứ trệ


 

B.d. Một số tài liệu hiện đại nghiên cứu về thiệt chẩn:

Gần đây tài liệu vận dụng tri thức và phương pháp hiện đại vào nghiên cứu thiệt chẩn Đông y ngày càng nhiều, từ tổ chức học, sinh hoá học, vi sinh vật học và ở các góc độ khác nhau của các bộ môn lâm sàng, người ta đã quan sát về sự biến hoá của cơ thể và chất lưỡi cho thấy nó có liên quan tới nội tại của  bệnh tật, và sơ bộ đã rút ra một số quy luật, khái quát làm mấy điểm để cùng tham khảo.

d.1. Những nhân tố làm thay đổi và thể cái lưỡi:

- Mầu sắc của chất lưỡi biến hoá và hình thái tuần hoàn máu ở lưỡi có quan hệ mật thiết. Khi thiếu máu và phù nề ở các tổ chức thì sắc lưỡi biến thành nhạt. Khi xung huyết hoặc huyết quản tăng sinh thì sắc lưỡi đậm thêm. Xuất huyết hoặc thiếu ôxy đến mức tăng hoàn nguyên hồng cầu non thì sắc lưỡi xanh tím.

- Chất lưỡi phì nộn chủ yếu là do dưỡng chấp giảm, phù nề ở tổ chức lưỡi tạo thành. Nếu do phù nề hoặc giảm trương lực cơ thì lưỡi to ra hoặc mềm nhẽo, ép vào lợi thì thành ngấn răng.

- Chất lưỡi khô là do bài tiết nước bọt giảm, hoặc có kèm theo lượng mức trong nước bọt giảm gây ra. Người bệnh âm hư thường có cường giao cảm, thần kinh phó giao cảm bị ức chế làm thay đổi chất và lượng của việc bài tiết nước bọt, làm cho chất lưỡi khô.

- Rãnh nứt trên lưỡi xuất hiện là do nhũ đầu của lưỡi dung hợp tạo thành lỗ rãnh. Có người cho rằng nó có quan hệ với việc niêm mạc lưỡi co rút. Mặt lưỡi sáng bóng là do niêm mạc trên da lưỡi co rút tạo thành.

d.2. Nhân tốt của biến hoá rêu lưỡi

- Rêu lưỡi bình thường là do sừng hoá chỏm chót của nhũ đầu và trong lỗ rỗng không ngừng làm rơi sừng hoá da, ti khuẩn, bột nhỏ của đồ ăn, tế bào thấm xuất cùng với nước bọt cấu thành.

- Rêu lưỡi biến dày là do sau khi bị bệnh, kém ăn, hoạt động của mỗi lưỡi giảm bớt ma sát, hoặc do phát sốt, mất nước, phân bố nước bọt  kém, ảnh hưởng đến tác dụng làm sạch của lưỡi, đưa đến mớ nhũ đầu dài ra.

- Rêu lưỡi từ trắng biến sang vàng là do mớ nhũ đầu tăng sinh, sừng hoá tăng mạch, tế bào ẩm ướt, huyết quản giãn to và chứa lượng khuẩn nhiều gây nên. Nó có quan hệ lớn với  chứng viêm nhiễm, phát sốt và công năng tiêu hoá rối loạn.

- Sắc rêu lưỡi biến thành đen là bởi mớ nhũ cầu trắng sinh quá nhiều, làm xuất hiện sắc đen trong tế bào sừng hoá và sắc đen độc tố của khuẩn tăng thêm gây nên. Bệnh lý lúc này đã lan sang tầng dưới của niêm mạc. Sốt cao mất nước, viêm nhiễm, chất độc kích thích, công năng dạ dày và ruột rối loạn, nhiễm độc khuẩn, dùng thuốc kháng sinh diện rộng kéo dài đều có quan hệ mật thiết với việc sinh ra rêu lưỡi đen.

d.3. Chất lưỡi biến hoá và quan hệ của bệnh tật

- Biến hoá của hình tượng cái lưỡi đều phản ảnh sự nặng nhẹ và tiến triển của bệnh tình. Chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, ẩm hay hơi nhẫy, đều thuộc bệnh tình rất nhẹ. Chất lưỡi hồng sẫm, tím chàm, rêu lưỡi vàng dày, sạm đen, mềm nhẽo, khô khan, rất khô, hoặc sáng của không rêu đều thuộc bệnh tình rất nặng.

Ví dụ: như người bị bỏng, mặt vết bỏng càng lớn, mức thương càng nặng, chất lưỡi biến hồng càng nhanh, càng rõ ràng, nếu kiêm phát chứng bại huyết, thì chất lưỡi càng hồng sẫm, khô cứng. Do vậy đối với thời kỳ đầu của chứng bại huyết, nó giúp cho sự chẩn đoán. Viêm gan siêu vi trùng, số người rêu lưỡi mỏng là rất nhiều, trắng nhầy hoặc trắng dầy có ít. Bệnh tật có xu hướng khỏi, thì rêu lưỡi khôi phục, hoặc gần như bình thường. Bệnh tình tái diễn, thì  biểu hiện rêu lưỡi kéo dài không lui. Do đó, ý nghĩa rêu lưỡi ở trong chẩn bệnh tật cũng có giá trị tham khảo.

- Một số biến hoá của lưỡi có ý nghĩa đặc thù về triệu chứng nhẹ, nặng của bệnh. Viêm nhiễm, khối u ác tính, ba - dơ - đô, can, phế, thận có bệnh nặng về thực chất cơ bản, thường thấy lưỡi âm hư. Chất lưỡi của số bệnh này là hồng sẫm, thân luỗi gầy nhỏ, khô mà có rãnh nứt, rêu sáng xanh, ven đầu lưỡi có gai hồng. Cuối kỳ, toàn bộ lưỡi sáng như gương. Chất lưỡi của bệnh gan xơ hoá nhẹ, thường là hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng. Tuần hoàn ở mỏm tĩnh mạch bị trở ngại thì chất lưỡi chuyển snag tím, thể lưỡi trương to, tĩnh mạch dưới lưỡi trương to từng khúc. Rêu lưỡi từ trắng mỏng chuyển sang sáng xanh thường biểu hiện công năng của gan rối loạn. Quan sát biến hoá ở lưỡi, có thể giúp cho sớm phát hiện hôn mê gan. Người bị viêm gan nặng, chết lưỡi thường hồng thẫm, khô khan, ít nước; khi bệnh tình chuyển biến xấu càng thấy rõ ràng, rêu lưỡi dày, nhiều, nhầy mà khô, sắc vàng hoặc đen cũng có khi sáng sủa không rêu.

Người ung thư mũi ở thời kỳ cuối mới thấy xuất hiện tượng  lưỡi hồng, sáng sủa không rêu, có khi lại mọc mụn nhọt ra ngoài.

C. XEM VĂN NGÓN TAY TRẺ EM. (CHỈ VĂN)

Văn ngón tay là tĩnh mạch nhỏ nổi ở mặt ngoài ngón tay trỏ (phía xương quay). Trẻ em mới đẻ, da dẻ mềm mỏng, tĩnh mạch dễ bộc lộ, văn trên ngón tay rất dễ nhận biết, sau đó tuỳ theo tuổi lớn dạ dày thêm văn tay mời dần. Ở mức độ nhất định, văn ngón tay có thể phản ảnh tính chất và mức độ nặng nhẹ của bệnh biến. Trẻ em mạch bộ ngắn, nhỏ, khi có bệnh luôn kêu khóc đã ảnh hưởng đến tính chân thực của mạch tượng, cho nên lâm sàng nhi khoa đối với trẻ em dưới 3 tuổi thường dùng cách xem văn tay giúp cho thiết chẩn.

Xem văn ngón tay, chủ yếu là xem màu sắc và độ chứa đựng máu của tĩnh mạch nổi. Chia ngón tay trỏ ra làm 3 phần. Đốt 1 gọi là phong quan, đốt 2 gọi là khí quan, đốt 3 gọi là mệnh quan.

Khi xem, người thầy thuốc đưa ngón tay trẻ ra chỗ sáng, lấy ngón tay cái và ngón trỏ tay trái của  mình nắm lấy đầu chót ngón trỏ của đứa trẻ, dùng ngón trỏ cái tay phải vuốt nhẹ trên ngón trỏ của đứa trẻ về phía lòng bàn tay vài lần để văn tay nổi rõ rồi mới xem.

Chỉ văn bình thường có mày tím nhạt  mà tươi sáng, nhất thiết không vượt quá phong quan. Khi có bệnh, độ chứa đựng máu và màu sắc của văn biến hoá như sau:

- Chỉ văn rất nổi tiếng về biểu chứng

- Chỉ văn chìm là bệnh tại lý

- Chỉ văn sắc nhạt là hư chứng, hàn chứng

- Chỉ văn sắc tím hồng là thuộc nhiệt chứng

- Chỉ văn sắc xanh là phong hàn, hoặc kinh phong, hoặc đau đớn, hoặc thương thực, hoặc đàm khí ngược lên.

- Chỉ văn sắc đen là ứ huyết

- Chỉ văn uất trệ (động đến mà máu không lưu thư) là đàm thấp, thực trệ, hoặc tà nhiệt uất kết, thực chứng.

Về vị trí mà nói, chỉ văn hiện ở phong quan là bệnh tình còn nhẹ và nông. vươn dài qua đến khí quan là bệnh tình đã nặng. Vươn dài qua mệnh quan tới tận đầu mút ngón tay là "thấu quan xạ giáp" thì bệnh tình đã nguy ngập.

Tóm lại

Chỉ văn thể hiện:

- Phù, trầm là biểu lý

- Hồng, tím là hàn nhiệt

- Nhạt, trệ là hư thực

- Tam quan là nặng nhẹ

Một số tài liệu hiện đại nghiên cứu về chỉ văn nói chung đã cho rằng biến hoá độ chứa đựng máu, chủ yếu quan hệ với tĩnh mạch áp ở trẻ em. Bệnh tâm lực suy kiệt, viêm phổi, đại đa số thấy chỉ văn vươn tới mệnh quan, đó là do tĩnh mạch áp gây ra. Tĩnh mạch áp càng cao, độ chứa đựng máu chỉ văn càng lớn, đều hướng ra đầu ngón tay mà vươn tới. Mầu đậm của chỉ văn ở mức độ khác nhau, phản ánh trình độ thiếu khí trong cơ thể. Thiếu khí càng nhiều thì lượng hồng cầu non hoàn nguyên trong máu càng cao, màu xanh tím của chỉ văn cũng rõ thêm. Trẻ em bần huyết, do hồng cầu và hồng cầu non giảm, chỉ văn nhạt đi.

3. VĂN CHẨN (NGHE)

Văn chẩn bao gồm hai mặt: nghe tiếng nói, âm thở và mùi vị

A. Nghe âm thanh âm bao gồm nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng ợ, nấc của người bệnh.

Tiếng của người bệnh trầm nhỏ, đứt đoạn, ít hơi, ngại nói, là thuộc hư chứng hàn chứng. Tiếng cao, có sức hoặc nói nhiều liên thiên là thực chứng nhiệt chứng.

Tiếng nói đột nhiên khản câm, thường là phong hàn hoặc đàm ở thực chứng gây ra. Tiếng nói khàn câm từ từ là phế nuy (phổi yếu khô) tân khô của hư chứng. Hơi thở gấp mà yếu, hít hơi xong cảm thấy dễ chịu là hư chứng. Thở hít tiếng thô, thở ra xong thấy dễ chịu là thực chứng, nhiệt chứng. Bệnh lâu ngày, phế thận  muốn tuyệt, cũng thấy khí thô, đứt đứt, nối nối, không phải là có thực chứng mà là hư chứng.

Nhiệt nhập tâm bào, thần chí mê mệt cũng thấy hơi thở nhỏ yếu, nhưng không phải hư chứng mà là thực chứng.

Tiếng ho yếu là khí phế hư. Tiếng ho nặng nề, đục, đờm trắng là thuộc ngoại cảm phong hàn. Tiếng ho trong trẻo, ho đờm khó ra là phế nhiệt. Ho từng cơn mà có sức là phế thực.

Tiếng nấc mạnh mà có sức, mạch hoạt, thực là thực chứng mà nấc. Tiếng nấc cao mà ngắn gấp, họng khô khát, mạch sác là nhiệt nấc. Tiếng nấc yếu, mạch vô lực, kèm chứng trạng hư là hư nấc. Bệnh nặng, bệnh lâu ngày, đột nhiên thấy nấc là chứng trạng nguy kịch.

B. Ngửi mùi vị: Bao gồm hơi người, hơi mồm, mùi các loại bài tiết. Một số bệnh có mùi đặc biệt, như người có bệnh lở loét thì phát ra mùi thịt thối; bệnh ôn dịch, gan, thận nặng thường có mùi riêng biệt.

Hơi miệng hôi, tanh là phế vị có nhiệt; hôi chua là có vị tích thực. Đờm tanh là phế nhiệt, rất hôi là ung thư phổi đã có mủ. Về mặt đại tiểu tiện, kinh nguyệt, khí hư thì theo như vấn chẩn.

4. THIẾT CHẨN (BẮT MẠCH VÀ SỜ NẮN)

A. Bắt mạch (mạch chẩn): Nhận biết và phân biệt mạch tượng trong Đông y là vô cùng tỷ mỷ. Tất cả chia ra 28 loại mạch tượng, làm thành một  mặt trọng yếu của chẩn đoán lâm sàng.

A.a. Phương pháp bắt mạch:
;

Thông thường tiến hành ở động mạch quay cổ tay, phía lòng bàn tay (gọi là mạch thốn khẩu). Đoạn động mạch này chia làm 3 khẩu gọi là Thốn bộ, Quan bộ, Xích bộ; Ngang chỗ xương quay lồi ra là Quan bộ, dưới Quan là Thốn, trên Quan là Xích. Trước khi bắt mạch, yêu cầu nghỉ ngơi một lúc rồi mới chẩn mạch). Khi chẩn mạch, cánh tay người bệnh duỗi ngang ra, lòng bàn tay ngửa ra ngay ngắn. Người thầy thuốc, trước hết lấy đầu ngón tay giữa để vào Quan bộ, sau đó đến ngón tay trỏ để vào Thốn bộ, rồi ngón tay nhẫn để vào Xích bộ, 3 ngón tay để sát vào nhau. Nếu người bệnh cao lớn hơn bình thường, thì 3 ngón tay nới rộng ra. Trẻ em thốn khẩu mạch còn ngắn, chỉ nên dùng một ngón tay chẩn cả 3 bộ mạch. Chẩn cho trẻ dưới 8 tuổi lấy ngón tay cái đặt ở quan bộ, trên 8 tuổi xê dịch ngón cái mà chẩn 3 bộ bộ. Khi chẩn, cần dùng sức ngón tay khác nhau để đo mạch. Nhẹ tay xem mạch gọi là Phù thủ (lấy nổi) hoặc gọi là Cử; hơi dùng sức là Trung thủ; ấn nặng gọi là Trầm thủ hoặc là án, có khi cần thay đổi ngón tay tìm kiếm mới thấy được cảm giác rõ ràng, gọi là Tâm.

Ba bộ thốn, quan, xích bên phải bên trái khác nhau. Có thể phân biệt chuẩn xác chứng ở các tạng phủ khác nhau.

Bên trái: Thốn = Tâm; Quan = Can; Xích = Thân

Bên phải: Thốn = Phế; Quan = Tỳ; Xích = Thân (Mệnh môn)

(Cách nói Trái = Thận; Phải = Mệnh môn chỉ dùng trong bắt mạch

A.b. Đặc điểm của mạch tượng và chủ bệnh (6 cặp, 12 loại mạch thường gặp)

Dưới đây chủ yếu giới thiệu mạch tượng thường thấy trên lâm sàng. Hiểu biết các đặc điểm của mạch tượng là dựa vào vị trí mạch cao thấp, tần số nhanh chậm, tiết luật mạnh yếu, hình thái to nhỏ của mạch tượng. Bình thường là một lần hô hấp (nhất tức) bình quân mạch nhảy 4 đến 5 lần (đại để tương đương 72 - 80 lần trong một phút), không nổi không chìm, không to không nhỏ, đều đều, hoà hoãn gọi là mạch hoãn. Nhưng nếu bị khí thấp gây bệnh cũng thấy mạch hoãn. Cũng có thể nhận thấy mạch hoãn kiêm phù, kiêm trầm, kiêm đại, kiêm tiểu, đó là mạch bệnh.

-  Mạch phù, và mạch trầm: đặc điểm của hai loại mạch tượng này là ngược nhau về mạch vị cao thấp.

Mạch phù, mạch vị cao, mới tiếp xúc nhẹ tay đã có cảm giác rõ, dùng sức hơi nặng thì cảm giác mạch giảm đi.

Mạch trầm, mạch vị thấp, nhè nhẹ tiếp xúc không thấy được, hơi dùng sức cũng không thấy được rõ, cần ấn nặng tay mới thấy.

Mạch phù chủ bệnh: Biểu chứng

Phù mà có lực: biểu thực, Phù mà vô lực: biểu hư. Như bệnh ngoại cảm, sợ lạnh, phát sốt, không có mồ hôi, mạch phù, khẩn là biểu hiện hàn thực chứng. Bệnh ngoại cảm phát sốt, ra  mồ hôi, sợ gió, mạch phù, nhược là biểu hàn hư chứng.

Những người hư nhược về thể chất khi có bệnh ngoại cảm thường mạch không phù. Bệnh truyền nhiễm cấp tính sơ kỳ, thường thấy mạch phù.

Mạch trầm chủ bệnh: Lý chứng

Trầm mà có lực: lý chứng. Trầm mà vô lực: lý hư. Như ho hắng mà vô lực, đờm trong, trắng, ngắn hơi, sắc mặt trắng, ăn ít, mệt mỏi, mạch trầm nhược là phế k hí hư, thuộc lý hư chứng.

- Mạch trì và mạch sắc: Đặc điểm của hai loại mạch tượng này là ngược  nhau về tần số của mạch chuyển nhanh hay chậm.

Mạch trì một nhịp thở là 3 lần đập; (nhất tức tam chí); tương đương với 60 lần trong 1 phút.

Mạch sác thì 1 nhịp thở từ 5 lần trở lên (nhất túc ngũ chí dĩ thượng) tương đương 90 lần trong 1 phút.


Mạch trì chủ bệnh: Hàn chứng

- Phù hữu lực: lãnh tích thực chứng; vô lực: hư hàn

Như lưng, đầu gối mềm, tảng sáng đau bụng ỉa chảy, lưỡi nhạt, ẩm (nhuận), mạch trầm, trì, vô lực là thận dương hư, lý hư chứng.

- Mạch sác chủ  bệnh: Nhiệt chứng

Sác mà hữu lực: dương hư. Sác mà tế nhược (nhỏ yếu): âm hư nội nhiệt. Như mặt đỏ họng khô, trong tâm phiền nhiệt, mạch sác hữu lực lại là tâm hoả vượng; thuộc chứng dương thịnh. Miệng loét lợi sưng, ăn không tiêu, mạch tế, sác là vị âm hư, hư hoả thượng Viêm, thuộc hư nhiệt.

- Mạch hư và mạch thực: Đặc điểm của hai mạch tượng này là sự tương phản về sức chuyển động mạch yếu. Mạch hư là lấy mạch ở phù, trung, trầm đều thấy vô lực. Mạch thực là lấy mạch ở phù, trung, trầm đều thấy có lực.


Hình sóng của mạch thực:

Mạch hư chủ bệnh: khí huyết đều hư, Phù hư là thương thử

Mạch thực chủ bệnh: Thực chứng

Sốt cao, cuồng thao không yên, đại tiện táo bón, đều xuất hiện mạch thực. Thực mà hoạt là ngoan đàm ngưng kết. Thực mà huyền là can khí uất kết.

- Mạch hoạt và mạch sáp: đặc điểm là tương phản về nỗ thái (hình thái của sức mạch). Mạch hoạt là mạch đi lại rất lưu lợi, dưới tay có cảm giác trò trơn. Mạch sáp là mạch đi lại bị tắc trệ, muốn đi mà phải gắng mới đi được, muốn lại mà phải gắng mới lại được. Mạch sáp trên điện tâm đồ có hình tượng ngưng trệ chia gai đường truyền. ở mạch chuyển đồ cũng có đặc điểm to nhỏ không đều.

Mạch hoạt chủ bệnh: Đờm thấp, tích trệ

Như tiếng ho nặng, đục, đờm nhiều mà trắng, dễ văng ra, ngực buồn bằn, ăn ít, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch hoạt là đàm thấp, ho. Người có thai cũng thường thấy có
mạch hoạt.

Mạch sáp chủ bệnh: huyết thiếu, huyết ứ, khí trệ.

Người bệnh thiếu máu, trúng gió liệt nửa người, bệnh xơ vữa động mạch tim cũng xuất hiện dạng mạch sáp.

- Mạch hồng và mạch tế: Đặc điểm của hai tượng mạch này là khác nhau về hình to nhỏ và sức mạnh. Mạch hồng hình to và sức thịnh như nước lũ tràn trề, phù thủ đã thấy rõ ràng. Mạch tế là mạch nhỏ như sợi chỉ, sức không thịnh, khi ấn mạch ngón tay mới rõ.


Mạch hồng chủ bệnh: Nhiệt thịnh



Như bệnh thấp nhiệt, nhiệt thịnh khí phần, xuất hiện sốt cao, phiền khát, ra mồ hôi nhiều, mạch hồng đại. Nhiệt thịnh thương âm. Khi âm hư ở trong, mà dương nổi ở ngoài cũng xuất hiện mạch hồng. Các bệnh truyền nhiễm ở đoạn cực độ thường có mạch hồng.

Mạch tế chủ bệnh: Thường là chứng hư

Chứng hư tổn, thường thấy mạch tế. Riêng bệnh thấp khí trú xuống, khi thấp tà ở mạch đạo cũng xuất hiện mạch tế nhưng không phải là hư chứng mà là thực chứng. Nếu sắc mặt trắng bợt, môi lưỡi trắng nhạt, váng đầu hoa mắt, tim hồi hộp, mệt mỏi, mạch tế là huyết hư. Đại tiên phân như mủ, tinh thần mệt mỏi, ăn ít, bụng chứng, chân tay không ấm, mạch thường huyền, tế mà hoãn là hàn thấp, lỵ tật, thuộc hư chứng.

- Mạch huyền và mạch khẩn: đặc điểm của 2 mạch tượng này là giống nhau ở chỗ sóng mạch của cả 3 bộ Thốn, Quan, Xích liền làm  một hơi. Cảm giác dưới 3 ngón tay như một sợi thừng căng chắc. Chỗ khác nhau là mạch huyền giống như sờ trên sợi dây đàn, mạch khẩn như sờ trên sợi dây thừng kéo căng, mạch nỗ khẩn cấp, ứng vào ngón tay có sức, mạch huyền sức không cấp như loại này. Về hình mạch tụ thì lớn hơn so với mạch huyền.
Hình sóng mạch huyền:
Hình sóng mạch khẩn:


Mạch huyền chủ bệnh: Chứng đau, phong, sốt rét, đàm, ẩm

- Âm hư, dương cang thường thấy mạch huyền, như cáo huyết áp (can dương thiên cang hình) mạch thường huyền mà có lực

- Can âm bất túc, mạch huyền tế

- Can vị bất hoà (thấy đau dạ dày, lan sang liên sườn, ợ hơi dễ cáu) mạch thường huyền.

- Bệnh gan, viêm túi mật, loét tá tràng, kinh nguyệt không đều, ung thư cổ dạ con, bệnh ở thận tạng đều thấy mạch huyền.

Mạch khẩn chủ bệnh: Chứng hàn, chứng đau

Ngoại cảm phong hàn thì mạch phù khẩn, lý hàn thì mạch trầm khẩn như: hàn bại trong chứng bại, các khớp tay đau đớn dữ dội, nơi đau cố định không chuyển, được chườm ấm thì giảm đau, mạch thường huyền khẩn. Khi xơ  hoá động mạch cũng có thể thấy mạch khẩn.

Sau đây giới thiệu 8 mạch tượng có đặc thù cũng thường thấy trên lâm sàng: súc, kết, đại, nhu, nhược, vi, đại, khâu

Súc, Kết, Đại là 3 loại mạch tượng biểu hiện tiết luật của mạch (nhịp của mạch) không ngay ngắn mà có gian kiệt (lửng nhịp).

- Mạch súc: mạch sác mà có nhịp lửng không quy luật, chủ thực nhiệt, khí trệ, huyết ứ.

- Mạch kết: mạch hoãn mà có nhịp lửng không quy luật, chủ âm thịnh, khí kết, hàn đàm, huyết ứ.

- Mạch đại: Sự nhanh chậm của mạch như thường, nhưng có nhịp lửng theo quy luật, nhịp sau lửng đến hơi chậm, có mô hình sau:

Chủ về tạng khí suy vi, hoảng sợ, tổn thương do bị đánh đập; ngoại ra sau khi nôn nhiều, ỉa chảy nhiều, vừa đẻ cũng thấy mạch này. Súc, kết, đại là mạch thấy ở các loại bệnh về tim: như bệnh thấp tim, xơ vữa mạch vành.

- Mạch nhu: Mạch tượng phù tiểu mà nhuyễn (nổi, nhỏ mà mềm) như sợi bông trên mặt nước, sờ nhẹ thì thấy, ấn nặng thì không thấy.

Chủ thấp, chủ hư, như thuỷ thũng, khí huyết hư nhược

- Mạch nhược: Mạch trầm, tiểu mà nhuyễn (chìm, nhỏ mà mềm). Chủ khí huyết bất túc.

- Mạch vi: Cực tế, cực nhuyễn (rất nhỏ, rất mềm), tựa như có, tựa như không, khởi lạc mơ hồ. Chủ hư cực. Bệnh lâu ngày mà thấy mạch này là chứng nguy kịch nặng nề.

- Đại mạch: Hình mạch hơi to hơn bình thường, nhưng không tràn trề như nước lụt của hồng mạch. Chủ tà thịnh. To mà vô lực là hư chứng.

- Mạch khâu: Mạch phù, mạch to mà khống ở giữa, có hai bên mép mà ở giữa không có, như sờ vào ống dọc hành. Chủ đại xuất huyết. Người bần huyết tái sinh cũng thường thấy mạch này.

Dưới đây còn 8 loại kiêm mạch, khó nhận biết hơn ở lâm sàng là: trường, đoản, cách, lao, tán, phục, động, tật, cần chú ý tham khảo.

- Mạch trường: Mạch tượng của mạch trường là không to, không nhỏ, chuyển động tuy dài mà trạng thái nhu hoà, ổn định. Người ta ví như tay cầm ở cuối một cái cán dài thì đúng là mạch trường bình thường, nếu như một sợi dây được kéo thẳng, không nhu hoà, hoặc giả như cầm phải cái gậy thẳng đơ, cứng nhắc, đó là bệnh  biến của mạch trường.

Mạch trường xuất hiện thường thường vượt quá vị trí thốn bộ, xích bộ, nhưng không giống cảm giác khẩn trương của mạch huyền.

- Chủ bệnh: Nhọt độc, huyết nhiệt, điên giản, phong đàm: Đó là các bệnh lý nhiệt, tích thịnh của "Dương minh" (chủ yếu là chỉ vị và đại trường).

- Mạch đoản: là mạch tương phản với mạch trường, ở thốn, xích bộ nó đều biểu hiện không đầy đủ (hoặc là xích bộ, hoặc là ở thốn bộ). Chuyển động của nó rất ngắn, hơi khác với mạch sáp. Mạch sáp tuy cũng ngắn, rất rõ ràng, nhưng mạch hình tế nhược, chuyển động chậm chạp, khó khăn. Khi mạch đoản xuất hiện là phản ảnh khí huyết hư tổn, cũng có khi thường vì ngộ độc rượu hoặc thấp nhiệt nội thịnh mà thấy mạch đoản, chỉ riêng ở mạch đoản mới thấy thêm hoạt sác.

+ Xuyễn tức (thở ngắn gấp), thường thấy phù đoản

+ Ngực bụng bí, đầy, thường thấy trầm đoản

+ Dương khí hư ở trên mà đau đầu, thì Thốn mạch thường đoản

+ Dương khí hư ở dưới mà đau bụng, thì Xích mạch thường đoản

- Mạch cách: mạch tượng giống như ấn trên mặt trống, sờ nhẹ thấy rắn, ấn mạnh càng thấy mạch rỗng không, thực chất là mạch huyền và mạch khâu cùng xuất hiện. Đó là do tinh huyết hư ở trong, lại bị cảm hàn tà mà tạo thành. Đàn bà đẻ non, băng huyết, lậu kinh, nam giới doanh khí tư tổn, di tinh... quá nửa số là thấy loại mạch cách của hư hàn tính.

- Mạch lao: mạch tượng có ý nghĩa là huyền, trường, thực, đại và rất sâu. Vì bộ vị xuất hiện của nó so với mạch trầm thì sâu hơn mà gần rất giống mạch phục. Khi chẩn thấy mạch lao rất cần phân biệt cho rõ ràng với mạch cách:

+ Mạch cách xuất hiện phù ở các bộ, hình trạng huyền mà khâu.

+ Mạch lao xuất hiện rất trầm ở các bộ vị, hình trạng thực, đại mà trường, hơi huyền

+ Mạch cách thường thấy ở chứng đại hư

+ Mạch lao thường thấy ở chứng đại thực

Giữa trầm, phù, hư, thực có sự cách biệt rất lớn

Chủ bệnh: Trầm, hàn, lý, thực, thuộc về bệnh biến tà khí có thừa, khí ngực bụng lạnh đau, can khí uất tích, tỳ bỉ bất vận, đều xuất hiện mạch lao. Nói chúng lại là bệnh tích tụ: Sán, Trưng, Hà, Giả đều xuất hiện mạch lao, vì thực chứng, thực mạch, là mạch chứng tương hợp. Nếu như âm hư thất  huyết, một loại đại hư chứng mà thấy xuất hiện mạch lao, là hư chứng, hư mạch. Mạch của chứng tương phản nhau đó là chính khí đại thương, tà khí nhiễm thịnh, cần chú ý dự phòng tai biến.

- Mạch tán: sờ mạch thấy phù tán không có căn, số lần trong các nhịp thở không đều, đây là điểm chính để nhận biết mạch tán. Cần tránh nhầm lẫn giữa mạch tán và mạch tử.

Phù thủ thấy đại hư, ấn hơi nặng tay thì thấy mạch tán. Cần tránh nhầm lẫn giữa mạch tán và mạch tử.

Phù thủ thấy đại hư, ấn hơi nặng tay thì thấy mạch thay đổi tán loạn, không rõ ràng, ấn nặng hơn thì không thấy nữa. mạch tán có 2 đặc điểm:

- Chuyển động của mạch rất không ngay ngắn, không phải là đến nhiều đi ít,  đến một, đI một không rõ ràng.

- Mạch phù mà hư dữ, sờ nhẹ thì thấy, sờ nặng dần thì mất dần đó là do nguồn gốc nguyên khí hư tổn. Đàn bà chửa thấy mạch tán là đã đến lúc đẻ, nếu như chưa đến kỳ đẻ là có thể xẩy thai. Bệnh lâu ngày mà mạch tán là dương khí của tỳ, thận bị tổn thương nghiêm trọng, cần kịp thời cứu chữa.

Cần phân biệt loại mạch của chứng hư là: Tán, Nhu, Hư Khâu. Tuy cùng là chứng hư, nhưng mức độ khác nhau. Chủ bệnh.

- Chứng xung của tâm dương bất túc, thốn bộ trái: Mạch tán.

- Vệ khí bất cố mà tự ra mồ hôi, thốn bộ phải: mạch tán

- Bệnh ích ẩm (uống nhiều, không ra mồ hôi, tứ chi chứa nước, mình mẩy đau đớn) do dương bất hoá âm, quan bộ trái: mạch tán

- Tỳ dương bất túc, thuỷ thấp trú ở dưới mu bàn chân, ống chân phù nề, quan bộ phải Mạch tán.

- Bệnh lâu ngày mà thấy hai bộ xích đều có mạch tán là chứng nguyên khí loạn, cần đặc biệt theo dõi.

- Mạch phục: Khi chẩn mạch phục phải dùng sức ấn nặng tới xương, dưới tay mới thấy chuyển động mạch, giống như chuyển ở dưới lớp gân. Đó là do hàn tà ngưng ở kinh lạc, khi dương khí không thể phát vượt, cũng thường thấy mạch phục. Phải giữ cho dương khí hồi tỉnh, đột phá được hàn ngưng, làm cho ra mồ hôi. Khi đau bụng, rốn lạnh đau, tứ chi quyết nghịch mà thấy mạch phục là thuộc chứng âm hàn nội uất. Ăn uống đình lưu, khí uất trong ngực, muốn nôn mà không nôn ra được, trong vùng thượng vị rất khó chịu, thốn bộ ở cả 2 tay đều thấy mạch phục.

Trung tiêu hàn thấp ngưng tụ làm cho đau bụng, khó chịu, quan bộ cả 2 tay đều thấy mạch phục.

- Mạch động: Mạch động là một loại của mạch sác, kiêm khẩn, kiêm hoạt, kiêm đoản. Gọi là mạch động vì khi chuyển, mạch gõ đập có sức không đầu, không đuôi, giống như hạt đậu to đứng ở một điểm. Mạch động không chỉ xuất hiện ở Quan bộ mà còn xuất hiện ở cả 3 bộ Thốn, Xích (ngày xưa cho rằng chỉ có Quan bộ).

Hàn thắng dương là đau đớn, hồi hộp của khí loạn; tự ra mồ hôi vì dương không thắng âm; phát sốt vì âm không thắng dương; ỉa chảy do tỳ, vị bất hoà; Nhiễm hàn, nhiệt, mất chức năng chuyển hoá của tạng phủ; lỵ tật của khí huyết cùng khô; kinh mạch co rút của âm hàn tà thịnh; kinh khí bị thương. Nam giới vong tinh do âm hư, dương thịnh, nữ giới băng huyết, đều thấy mạch động. Mạch động là kết quả của hai mặt âm dương chuyển khích thiên thịnh thiên suy.

- Mạch tật: là loại mạch chạy rất nhanh, mỗi nhịp thở có trên 6 lần đập.

A.c. Những điểm cần chú ý khi chẩn mạch

Mạch trên lâm sàng thường là kiêm mạch, người chỉ có một mạch tượng thường rất hiếm. Tình huống nói chung có 3 loại:

- Một mạch tượng đơn độc xuất hiện.

- Hai, ba mạch tượng cùng xuất hiện: như phù Sác, phù khẩn, trầm trì, trầm huyền, trầm tế, tế sác, hoạt sác...

- Chủ bệnh của kiêm mạch tương đương với tổng hợp chủ bệnh của các mạch. Ví dụ: trầm tế, tế sác, hoạt sác...

- Bệnh mạch đơn độc xuất hiện ở một bộ mạch, như đau đầu thường thấy riêng thôn bộ mạch phù, còn lại bình thường.

Trên quan hệ giữa mạch và bệnh, cũng có khi 1 mạch chủ nhiều bệnh, hoặc một bệnh thấy mấy mạch khác nhau, như mạch huyền chủ về đau, phong, sốt rét (chứng ngược). Lại như chứng hàn có thể thấy mạch trì hoặc mạch khẩn.

c.1. Trong cái thường có cái biến. Mạch tượng bình thường là mạch hoãn, một nhịp thở từ 4 - 5 mạch đập, không nổi, không chìm, đều đều hoà hoãn. Đây chỉ là tương đối, vì trong cơ thể, do ngoại cảnh ảnh hưởng cũng xảy ra một số biến động sinh lý, như sau bữa ăn mạch rất khoẻ, sau khi vận động mạnh, mạch thường hồng sác; sau khi uống rượu, mạch thường sác, sau khi đI xa mạch thường rất nhanh (cấp tật). Người dân lao động mạch to và khoẻ (đại, hữu lực). Vận động viên mạch thường trì (chậm). Người béo mạch thường trầm tế; Người gầy: mạch phù đại (nổi, to). Phụ nữ mạch nhỏ yếu (tế nhược), lúc hành kinh mạch tay trái quan bộ, xích bộ chuyển sang hồng ( to mà tràn như lụt). Trẻ em: mạch sác, thường cứng. Có người do cấu tạo giải phẫu lạ nên động mạch ở sau cổ tay, phía mu bàn tay gọi là " phản quan mạch ". Khi bắt đầu mạch mà thấy mạch chuyển trầm tế khác thường, hoặc không thấy mạch thì kịp thời nghỉ đến "phản quan mạch".

Mạch thường và mạch bệnh khác nhau ở 3 mặt: vị, thần, căn

- Mạch đến mềm đều mà trong có sức là có thần.

- Mạch trầm thủ (ấn nặng tay) vẫn rõ ràng là có căn.

Phàm mạch có Vị, Thần, Căn là mạch khoẻ mạnh. Khi bệnh rất nặng mà cũng thấy vị, thần, căn là báo hiệu tình trạng bệnh phát triển tốt lên.

c.2. Chấp nhận giản tiện, giảm bớt rườm ra. 28 mạch tượng là kinh nghiệm tổng kết lâu dài trong thực tiễn của Đông y, để tiện việc học tập, cần khái quát lại như sau:

- Trên đại thể, nhận thức được như thế này là do vị trí, tốc độ, hình thái, quy luật của mạch quyết định:

- Vị trí: Trầm, phù. Tốc độ: Trì, xác

- Cường độ: Hư, thực. Hình thái: Huyền, hoạt, hồng, tế, sáp, khẩn.

- Quy luật (tiết luật): Súc, kết, đại

- Theo bát cương biện chứng mà nghiên cứu chủ bệnh của mạch:

- Phù = biểu. Trầm = lý. Sác = nhiệt

- Trì = hàn. Hữu lực = thực. Vô lực = hư

Thông qua 6 loại mạch tượng được phân biệt, mà có thể phân giải tình trạng của 2 mặt chính tà.

c.3. Hợp cả mạch và chứng mà tham khảo. Mạch và chứng tương ứng là quy luật nói lúc này phải phân tích toàn diện mà bỏ giả, giữ thật, tìm lấy bản chất mà phán đoán. Như bệnh viêm ruột thừa, chứng trạng biểu hiện cơ bản đã hết, nhưng mạch lại sác, thường là dấu hiệu chứng viêm chưa hoàn toàn hết, lúc này nên cho qua chứng mà theo mạch, không nên ngừng chữa để đề phòng tái phát. Lại như sau khi ỉa chảy quá nhiều, mất máu nhiều mà mạch (ngược lại) thấy hồng, lúc này nên bỏ mạch mà theo chứng để tránh sự lầm lẫn trong cách chữa, gây nên tai biến nhanh chóng. Có khi chứng chưa thấy đã thấy mạch biến trước, lúc này mạch tượng có thể làm căn cứ cho chẩn đoán thời kỳ bắt đầu khởi bệnh. Như bệnh ngoại cảm ở thời kỳ bắt đầu là mạch phù, dần dần xuất hiện các chứng khác nữa.

A.d. Một số tài liệu hiện đại nghiên cứu về mạch tượng

Có người dùng máy ghi chuyển động mạch bộ, ghi được 15 loại mạch tượng khác nhau. Kết quả ghi máy và bắt mạch cơ bản nhất trí, như mạch phù ở tình huống không gia ngoại áp đường gấp khúc ghi được rõ ràng, khi gia ngoại áp (tương đương bắt mạch trầm thủ) sóng mạch ngược lại giảm thấp. Ở mạch trầm, ngược lại, không gia ngoại áp, thì không ghi điểm của đường gấp là sóng phó đặc biệt cao, sóng chủ dấy thẳng lên rất nhanh hạ xuống huyền là sau khi sóng chủ dấu lên duỗi ra một thời gian ngắn rồi mới hạ xuống, làm cho đỉnh điểm sóng chủ bằng ngang, tương đương khi bắt mạch thấy dưới tay như có sợi dây đàn kéo căng, các mạch khác như: Trì, Sác, Hoạt, Sáp, Khẩn, Tế, Đại... ở những bảng ghi được đã phản ánh các đặc điểm khác nhau.

Gần đây, theo những nguyên lý sàn sinh ra mạch tượng cũng đã tích luỹ được một số tài liệu.

Tâm chuyển xuất lượng của mạch phù là tăng thêm, mà đàn tính trở lực của huyết quản lại giảm thấp. Ở điện tâm đồ cho thấy:

- Mạch trầm: điện áp giảm xuống

- Mạch trì: thực tính tâm động quá chậm

- Mạch sác: thực tính tâm động quá nhanh

- Mạch hư, nhược, vô lực, đa số do chuyển huyết lượng giảm ít, huyết quản trở lực giảm thấp, huyết áp rất thấp.

- Mạch nhược: điện áp giảm thấp

- Mạch tế mà có lực, phần nhiều là huyết quản trở lực tăng cao mà tâm chuyển huyết lượng giảm ít.

Mạch huyền: Đại đa số là tâm chuyển huyết lượng và huyết quản trở lực đều tăng cao, nhưng huyết áp tăng cao chỉ chiếm số nửa. Do đó ta thấy nhân tố hình thành mạch huyền rất phức tạp.

- Mạch có sức không nhất định là huyết áp tăng cao.

- Mạch: súc, kết, đại chủ yếu là bệnh biến của bản thân tâm tạng làm thành (các hình thái của loạn nhịp tim)

Ở người bệnh khác nhau: Kết mạch điện trên điện tâm đồ thường xuất hiện 4 loại biến hoá: Phòng tính co rút thời kỳ đầu: tâm phòng run rẩy, thất tính co rút thời kỳ đầu; và hoàn toàn tính đường chuyển phòng thất ứ trệ. Mạch đại hoặc có tâm phòng run rẩy, hoặc có thất tính co rút thời kỳ đầu, hoặc có ống chia đường chuyển phòng thất trở ngại. Mạch súc lại kiêm có tim đập quá nhanh.

B. SỜ NẮN (XÚC CHẨN)

Xúc chẩn chủ yếu có sờ nắn ngực bụng để thấy mềm, cứng, có đau hay không, có hòn cục hay không; sờ nắn tứ chi để xem có gãy xương, bong gân hay không; sờ nắn da xem mát hay nóng; sờ nắn kinh mạch xem có phản ứng bệnh lý hay không.

- Sờ bụng để chẩn về bụng đau:

+ Sờ mà giảm đau là chứng hư

+ Sờ mà đau tăng là chứng thực

+ Nơi đau mềm mại là chứng hư

+ Nơi đau cứng rắn là chứng thực

- Sờ da để chẩn, chủ yếu là xem độ ấm của da

+ Mu bàn tay, bàn chấn nóng hơn là âm hư, nội nhiệt

+ Tứ chi lạnh là dương hư

+ Trẻ em sốt cao mà đầu ngón tay lạnh là có thể co giật

+ Khi ỉa chảy mà mạch tế nhược, chi lạnh, là ỉa chảy rất khó cầm, chân tay ấm áp thì ỉa chảy rất dễ cầm.

Sờ nắn kinh lạc: là sờ ấn các huyệt trên kinh lạc, để tìm điểm phản ứng bệnh lý, theo phương pháp chẩn đoán trị liệu của kinh lạc ở phép châm cứu đã nói rõ.

KẾT LUẬN
Khi vận dụng tứ chẩn cần đem cả 4 phương pháp kết hợp hữu cơ, không thể thiên lệch. Mạch chẩn tuy là phương pháp đặc thù của Đông y, nhưng không được thần thánh hoá, chỉ dựa vào mạch chẩn để chẩn đoán bệnh tật.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 1) 2587786 lượt người truy cập vào Website này!