Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
BÀI 3. VIÊNI AMIDAN




Viêm amidan là một trong những bệnh họng thường thấy, ưa phát ở mùa tiết đông, xuân, có cấp tính, mạn tính khác nhau. Đông y gọi cấp tính là "Hầu nga", "Phong nhiệt nhũ nga". Viêm amidan cấp tính thường bởi nhiệt độc ẩn náu ở trong phế vị, lại bị phong tà mà thành, ưa phát ở trẻ em. Viêm amidan mạn tính thì thường bởi sau khi phát cơn cấp tính lặp lại nhiều lần, phế khí và phế âm hao thương, hư hoả viêm lấn đưa đến.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Cấp tính thì bệnh nổi lên gấp dữ dội, sợ lạnh phát sốt, đầu đau, họng đau, nuốt khó. Hạch dưới hàm sưng to, ấn đau.
Một bên hoặc 2 bên amidan sưng đỏ, bề mặt có giả mạc trắng vàng, dễ chùi đi mà không ra máu, có thể phân biệt màng giả của bạch hầu là không dễ chùi đi mà dễ ra máu.
2. Mạn tính thì thường không có chứng trạng toàn thân rõ rệt, có thể có sốt nhẹ, ho khan. Amidan sng to hoặc không sưng to trụ trước sung huyết, ấn vào trụ trước thấy mủ phòi ra từ amidan. Trẻ em viêm amidan mạn tính và amidan phì đại có thể ảnh hưởng chức năng thở nuốt, khi ngủ có tiếng ngáy.
2. Phương pháp trị liệu
2.1. Biện chứng thí trị
2.1.1. Chữa theo bệnh cấp, mạn tính
a) Viêm amidan cấp tính
* Ngoại cảm phong nhiệt
Vùng họng có cảm giác khô táo và nóng rát, họng đau khi nuốt thì tăng. Toàn thân khó chịu, có sợ lạnh phát sốt nhưng không nhiều dữ dội, đầu đau, mũi tắc, chảy nước mũi đặc dính. Amidan sưng căng, đỏ, bề mặt có mủ, chất lưỡi hơi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoạt hoặc sác. Tương đương ở viêm amidan cấp tính đơn thuần.
Phép chữa: Tán phong, thanh nhiệt.
Phương thuốc: Thanh yết lợi cách thang gia giảm.
Ngưu hoàng tử 3 đồng cân Bạc hà 1,5 đồng cân
Kim ngân hoa 1 lạng Liên kiều 5 đồng cân
Cát cánh 1,5 đồng cân Cam thảo 1 đồng cân
Hoàng cầm 1 đồng cân Mã bột 1 đồng cân
Hoàng liên 1 đồng cân
Hoặc dùng phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt, tân lương giải biểu.
Phương thuốc: Ngân kiều tán gia giảm.
Kim ngân hoa 4 đồng cân Liên kiều 3 đồng cân
Đạm trúc diệp 3 đồng cân Ngưu bàng tử 3 đồng cân
Kinh giới 1,5 đồng cân Bạch lđồngcân(bỏvàosau)
Huyền sâm 4 đồng cân Cát cánh 3 đồng cân
Cam thảo 2 đồng cân
Sắc nước, phân 3 lần uống.
(Trẻ em ước giảm lượng dùng).
Phê' vị nhiệt thịnh (Hoả độc)
Mới cảm toàn thân khó chịu, kế đó là rét run, sốt cao, (trẻ mới sinh có thể xuất hiện co giật), đầu đau, miệng khát, sắc mặt đỏ hồng, họng đau dữ dội, đau lan lên tai, nuốt khó khăn, hơi thở hôi, không ăn được, nước tiểu vàng. Hạch dưới hàm sưng to, ấn đau; Amidan sung huyết sưng to, bề mặt có mủ trắng hoặc vàng. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng chút ít hơi dầy.
Mạch thường hoạt sác hữu lực. Nếu amidan bị đẩy phồng vào đường giữa, lại có họng đau tăng thêm, cần nghĩ đến viêm tấy quanh amidan.
Phép chữa: Thanh phế giải độc, tán ứ tiêu sưng.
Phương thuốc: Hoàng liên thanh hầu ẩm gia giảm.
Kim ngân hoa 1 lạng Liên kiều 5 đồng cân
Hoàng cầm 3 đồng cân Hoàng liên 1 đồng cân
Thổ ngưu tất 1 lạng Sơn đậu căn 3 đồng cân
Xạ can 3 đồng cân Xích thược 3 đồng cân
Huyền sâm 3 đồng cân
Gia giảm: Bí đại tiện, gia Sinh đại hoàng 3-5 đồng cân.
Hoặc dùng phép chữa: Tiết nhiệt giải độc, hoặc mượn để bài nùng hoá ứ
Phương thuốc: Phức phương lương cách thang.
Sinh Thạch cao 1 lạng Kim ngân hoa 4 đồng cân
Hoàng cầm 5 đồng cân Liên kiều 3 đồng cân
Đạm Trúc diệp 3 đồng cân Sơn chi tử 3 đồng cân
Huyền sâm 4 đồng cân Bạc hà 1 đồng cân (bỏ vào sau)
Cát cánh 3 đồng cân Cam thảo 2 đồng cân
Gia giảm:
- Đại tiện bí kết, gia Đại hoàng 2 đồng cân (bỏ vào sau),
- Khí hư, gia Đảng sâm 4 đồng cân
- Huyết hư, gia Đương quy 4 đồng cân
- Sưng mủ chung quanh thân amidan, gia Đào nhân 2 đồng cân, Đông qua nhân 5 đồng cân, Đại hoàng 2 đồng cân (bỏ vào sau), Đương quy vĩ 3 đồng cân, Bạch chỉ 1 đồng cân.
(Trẻ em ước giảm lượng, phụ nữ có thai dùng thuốc tả hạ phải thận trọng)
b) Viêm amidan mạn tính (Hư hoả nhũ nga)
Thường thấy, họng khô hơi đau, miệng hôi hoặc có ho khan sốt nhẹ, thể chất hư yếu
Phép chữa chung: ích khí, dưỡng âm, thanh yết, tiêu thũng.
Phương thuốc: ích khí thanh kim thang gia giảm.
Bắc sa sâm 3 đồng cân Thái tử sâm 3 đồng cân
Mạch môn đông 3 đồng cân Huyền sâm 3 đồng cân
Xạ can 2 đồng cân Tang bạch bì 3 đồng cân
Gia giảm:
- Ho khan gia Hạnh nhân 2 đồng cân, Xuyên bối mẫu 1,5 đồng cân
- Trong miệng hôi tanh, gia Thạch hộc 3 đồng cân, Tri mẫu 3 đồng cân.
Phát làm bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần, amidan sưng to không mất đi, cần phẫu thuật cắt bỏ.
2.1.2. Hoặc chữa theo thể bệnh như sau
a)phế âm hư
Họng khô khó chịu, họng vướng, họng đau thì có sưng đỏ, sáng sớm đau nhẹ, buổi chiều đau nặng, vào đêm đau càng nhiều.
Hơi cảm phong tà thì dễ phát sốt, amidan to hoặc teo, bề mặt không phẳng hơn. Chất lưỡi hơi hồng, mạch tế sác.
Phép chữa: Dưỡng âm thanh phế.
Phương thuốc: Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm:
Nguyên phương:
Sinh địa hoàng 5 đồng cân Mạch môn đông 2 đồng cân
Huyền sâm 3 đồng cân Bạch thược 3 đồng cân
Mẫu đơn bì 3 đồng cân Triết bối mẫu 3 đồng cân
Cam thảo 1 đồng cân Bạc hà (bỏ vào sau) 1 đồng cân
b) Thận âm hư
Sốt nhẹ, họng khô lưỡi táo, mặt trắng, gò má hồng, lòng bàn tay bàn chân nóng, chóng mặt, tai ù, thắt lưng buốt, đái đêm. Amidan to, họng sung huyết nhẹ. Chất lưỡi hồng, mạch tế sác
Phép chữa: Tư âm giáng hoả.
Phương thuốc: Lục vị địa hoàng thang (xem ở chương I, bài 12) gia Tri mẫn, Địa cốt bì.
Hư hoả nhũ nga (viêm amidan mạn tính) rất dễ dàng dẫn đến bệnh cấp tính, người bệnh ở lúc bình thường phải căn cứ vào tình hình cụ thể, tăng cường rèn luyện thân thể, tránh cảm mạo, lại ít ăn thức ăn hoặc dùng thuốc táo nhiệt.
2.2. Thuốc chê'sẵn
a. Gian đoạn cấp có thể dùng: Lục thần hoặc ngậm uống, mỗi ngày 3 lần uống 5 viên, ngậm cho tan ra. Trẻ em giảm lượng.
Lục thần hoàn:
Ngưu hoàng 1,5 đồng cân Xạ hương 1 đồng cân
Thiềm tô 1 đồng cân Băng phiến 1 đồng cân
Hùng hoàng (Yêu hoàng) 1 đồng cân
Trân châu 1,5 đồng cân
Các thứ thuốc nghiền thành bột nhỏ, dùng rượu đốt hoà tan Thiềm tô, trộn đều làm viên to như hạt cải bẹ, Bách thảo sương làm áo mỏng (100 viên nặng chừng 1 phân). (Gần đây có người dùng để chữa ung thư ác tính).
b) Lãm hạch liên phiến (viên ép Xuyên tâm liên). Mỗi ngày 3 lần uống, mỗi lần uống 4 viên.
c) Linh kiều giải độc hoàn. Mỗi ngày 3 lần uống, mỗi lần uống 1 viên.
Linh kiều giải độc hoàn:
Ngân hoa, Liên kiều, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, Kinh giới, Đậu xị, Ngưu bàng tử, Lô căn, Linh dương giác.
Luyện mật làm viên.
d) Băng bằng tán (xem ở chương IV bài 1) thổi vào vòm họng, mỗi ngày 3 lần.
đ) Tiêu thũng bích ngọc tán, chấm vào amidan khi amidan sưng to:
Bằng sa 3 đồng cân, Đảm phàn 3 phân, Băng phiến 3 phân.
Nghiền chung nhỏ mịn.
e) Hầu khoa khử hủ tán (thổi vào amidan khi amidan rữa nát.
Tây nguyệt thạch 1 lạng Hùng hoàng 2 đồng cân
Hoàng bá 1 đồng cân Khô phàn 1 đồng cân
Bạc hà 5 phân Hài nhi trà 5 phân
Cam thảo 5 phân Long cốt 5 phân
Bồ hoàng 1 đồng cân Băng phiến lượng phù hợp
Nhân trung bạch nung 2 đồng cân
Nghiền chung nhỏ mịn.
2.3. Phương lẻ thuốc cây cỏ
Thuốc cây cỏ chữa viêm amidan có hiệu quả rất tốt, thường ứng dụng dược vật thanh nhiệt giải độc, thanh yết lợi hầu như: Thổ ngưu tất (Cỏ xước), Dương đề thảo, Nhất chi hoàng hoa, Bản lam căn, Lãm hạch liên, Kim ngân hoa, Giang bản quy Mộc phong kỷ, Ngân toả chủy (Kim tuyến phong), Kim quả lãm, Kim bất hoán (hoa Thiên kim đằng), Hạ khô thảo, có thể lấy riêng 1 vị hoặc chọn lấy mấy vị phối phương ứng dụng.
1.Uy linh tiên tươi mới toàn cây 2 lạng (khô thì giảm 1/2) (hoặc chỉ lấy cành lá), sắc nước uống thay chè, mỗi ngày một tễ.
2. Hạ khô thảo tươi mới 2 lạng (khô thì giảm l/2) sắc nước uống, mỗi ngày 1 tễ. 3. Mạch hộc 1 lạng, Giang bản quy 2,5 lạng, Nhất chi hoàng hoa 5 đồng cân, sắc nước uống, mỗi ngày 1 tễ, chia 2 lần uống.
4. Nga dược (Hoả nhung thảo) lấy rễ nghiền bột thổi vào vòm họng, mỗi ngày 3 lần. Chứng nặng thì đồng thời uống vào trong, mỗi lần 5 phân, mỗi ngày 3 lần.
5. Tiêu viêm thảo (Hầu phong thảo) từ 3 đồng cân đến 1 lạng, thêm chút ít đường vàng sắc uống.
6. Cương mai lấy rễ 1 lạng, Thổ ngưu tất 1 lạng, Dương đề thảo 1 lạng, sắc nước uống, mỗi ngày 1 lần chia 2 lần uống.
7. Kim quả lãm 2 đồng cân, sắc nước uống, hoặc lấy chút ít cắt lát, ngâm trong miệng; Ngân bất hoán 2 đồng cân, sắc nước uống, hoặc lấy chút ít cắt
lát ngâm.
8. Nhi trà, Thị sương, mỗi thứ 3 đồng cân, Băng phiến 2 phân, Khô phàn 2 đồng cân, đem thuốc kể trên nghiền chung nhỏ mịn dùng dầu cam trộn thành dạng hồ bôi chỗ thâm amidan.
9. Thổ ngưu tất 1 lạng, Bản lam căn 1 lạng, Bạc hà 2 đồng cân, sắc
nước uống.
10. Rể Thổ Ngưu tất 1 lạng, Bồ công anh 1 lạng. Sắc nước uống.
11. Sơn đậu căn 3 đồng cân, Cam thảo 2 đồng cân, Sắc nước uống, ngày 2 lần.
Các phương thuốc kể trên đều dùng hợp ở giai đoạn cấp tính.
2.4. Chữa bằng châm cứu
a) Thể châm
Phương 1:
Lấy các huyệt: Giáp xa, Hợp cốc, Khúc trì, Thiếu thương (Thiếu thương chích nặn máu).
Phương 2:
Viêm amidan cấp: Chích Thiếu thương nặn máu, châm các huyệt Hợp cốc, Khúc trì, Khổng tối.
- Viêm amidan mạn tính: Châm Chiếu hải.
Phương 3 :
Huyệt thường dùng: Thiên dung, Thiếu thương.
Huyệt dự bị: Hợp cốc, Khúc trì.
Phương pháp: Kích thích vừa phải, mỗi ngày 1 lần.
Châm Thiên dung cảm ứng phải đến vùng họng, Thiếu thương chích điểm nặn máu, sốt cao có thể gia Hợp cốc, Khúc trì.
b) Nhĩ châm
Phương 1: Biển đào thể, Yết hầu.
Phương pháp: Kích thích vừa, vê xoay 2-3 phút, lưu kim 1 giờ đồng hồ. Mỗi ngày 1 lần.
Phương 2: Luân 1,2,3, tĩnh mạch nhỏ sau vành tai.
Phương pháp: Châm điểm nặn ra máu 2-5 giọt.
c) Phương kinh nghiệm ở các sách
1. Hợp cốc, Khúc trì, Nội đình, mỗi ngày châm 1 lần
(Thường dụng Tân y liệu pháp thủ sách).
2. Phong trì, Thiên trụ, Đại trữ, Xích trạch, Thiếu thương,
Thương dương. Kích thích vừa, mỗi ngày châm 1 lần (Trung Quốc châm cứu học).
3. Phong trì, Thiên trụ, Nhân nghinh, Thiên vạc, Thiên song, Giáp xa, Đại trữ, Phong môn, Kiên trung du, Kiên tỉnh, Hợp cốc, Khúc trì, Ế phong, Trung chử, Quan xung, Tam gian, Thiếu thương (Tân châm cứu học) .
4. Tam lý, Ôn lưu, Khúc trì, Trung chữ, Phong long. Chủ hầu tý không thể nói.
- Thần môn, Hợp cốc, Phong trì. Chủ hầu tý.
- Thiên dụng, Khuyết bồn, Đại trữ, Cách du, Vân môn, Xích trạch, Nhị gian
- Lệ đoài, Dũng truyền, Nhiên cốc, Chủ hầu tý vướng họng nóng rét. (Châm cứu Tư sinh kinh).
5. Hầu tý: Châm Hợp cốc, Dũng tuyền, Thiên đột, Phong long (Châm cứu Tụ anh).
6. Hầu tý, hầu tiên: Thiên trụ, Liêm truyền, Thiên đột, Dương cốc, Hợp cốc, Hậu khê, Tam gian, Thiếu thương, Quan xung, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao, Hành gian.
(Loại kinh đồ dực. - Châm cứu yếu lãm).
7. Song nhũ nga: Thiếu thương, Kim tân, Ngọc dịch.
- Đơn nhũ nga: Thiếu thương, Hợp cốc, Dũng tuyền.
(Châm cứu Đại thành).
BÀI 4: HỌC XƯƠNG CÁ
Hóc xương cá, thường do ăn uống không cẩn thận để xương làm tổn thương niêm mạc họng, hoặc đâm vào niêm mạc hầu họng mà dẫn đến hóc, đau đớn, nuốt xuống khó khăn.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Sau khi ăn đột nhiên thấy họng như hóc, đau đớn, không thể nuốt.
2. Kiểm tra họng thường tìm thấy xương ở cạnh amidan hoặc gốc lưỡi, nếu xương nhỏ thì khó phát hiện.

2. Phương pháp trị liệu
1. Nhìn thấy xương thì lấy ra ngay.
2. Nếu xương nhỏ bé chưa thể lấy ra thì có thể uống Uy linh tiên thang.
Uy linh tiên 5 đồng cân, đường cát 2 đồng cân. Đem Uy linh tiên thêm 1 bát to nước, sắc đến sôi thì bỏ bã, lại cho đường vào, đợi sôi lại là được.
Đem nước thuốc một mặt thì súc miệng một mặt nuốt xuống.
3. Giã lấy một ít bột ngà voi ngoáy với nước uống vào.
4. Lấy một nắm lá cây cối xay tươi giã nát, đắp vùng dưới tóc sau gáy, nếu hóc xương ở một bên họng thì đắp hơi lệch về phía bên đối diện ở gáy.
5. Chỗ chà xát hại niêm mạc hầu họng, có thể dùng Hầu khoa tiêu thũng tán (Xem ở bài 1 chương IV) thổi vào đó, một ngày 3 lần.
3. Phụ: Họng hóc xương gà và cách phòng hóc ăn thịt gà không cẩn thận bị hóc xương gà ở họng, họng rất dễ bị sưng to nhanh, có khi nghẹt thở. Cần đưa đi cấp cứu kịp thời.
Cách chữa:
g) Nếu còn tiết gà luộc chín, lấy cho nạn nhân ăn một miếng nuốt vào, xương sẽ long ra.
h) Nếu không còn tiết gà chín, bắt một con gà sống khác cắt tiết cho chảy vào mồm nạn nhân, xương sẽ long ra.
3.2. Cách phòng hóc xương gà
Dân gian nhiều nơi có tục lấy tiết gà dầm vào muối hạt để chấm thịt gà luộc mà ăn, vừa ngon miệng hơn lại cũng là cách phòng hóc xương gà. Có một số vùng có tục để tiết gà luộc lại, nếu có người hóc xương lấy tiết đó để chữa. Sau bữa ăn nếu không có gì xảy ra mới đem ăn tiết đó cho trẻ nhỏ ăn.


GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC TRONG CHƯƠNG IV BỆNH HẦU HỌNG THƯỜNG THẤY
Bài 1 - Viêm họng
Ngân kiều tán gia giảm, Băng bằng tán, Sa sâm mạch, đông thang gia giảm, Hầu khoa tiêu thũng tán, Đại cầm hoá đàm hoàn.
Bài 2 - Viêm thanh quản
Ma hạnh cam cao thang gia vị, Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm, Hưởng thanh hoàn.
Bài 3 - Viêm amian
Thanh yết lợi cách thang gia giảm, Ngân kiều tán gia giảm, Hoàng liên thanh hầu ẩm gia giảm, Phức hương lương cách thang, ích khí thanh kim thang gia giảm, Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm, Lục vị địa hoàng thang gia Tri mẫu địa cốt bì, Lục thần hoàn, Lãm hạch liên phiến, Linh kiều giải độc hoàn, Băng băng tán. Tiêu thũng bích ngọc tán, Hầu khoa khử hủ tán.
Bài 4 - Hóc xương cá
Uy linh tiên thang, Hầu khoa tiêu thũng tán.
Chương V
BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG THẤY
ĐẠI CƯƠNG

Miệng là khiếu ngoài của tỳ, lưỡi là mầm của tâm, mạch của thận giáp ở gốc lưỡi, lợi răng thuộc tỳ vị. Bởi thế, bệnh tật vòm miệng quan hệ mật thiết với tỳ, vị, tâm, thận. Phàm hoả của tâm thận viêm lên, thấp nhiệt của tỳ vị hun hấp đều có thể dẫn đến bệnh biến ở miệng.
Nguyên tắc của biện chứng thí trị bệnh tật ở vòm miệng là phân biệt hư chứng với thực chứng.
Thực chứng: Niêm mạc sưng trướng đỏ hồng, nóng rát, đau đớn, hoặc hoá mủ, hoại tử miệng khô, mùi hôi. Chữa thì nên thanh nhiệt tả hoả.
Hư chứng: Niêm mạc hồng nhạt, không sưng, đau đớn nhè nhẹ, thường phát cơn lặp lại nhiều lần. Chữa thì nên kiêm thanh bổ
BÀI 1 . NGA KHẨU SANG
(Viêm miệng mụn nước & phỏng nước)
Nga khẩu sang thường thấy ở trẻ mới sinh, dân gian gọi là "Miệng tuyết" (Tuyết khẩu) do hai kinh tâm tỳ tích hoả viêm gây ra, phần nhiều là thực chứng. Riêng có một loại gọi là "Miệng cháo" (Khẩu mi) thường thấy ở người lớn, phần lớn đều kế phát sau thương hàn, diện tích bỏng lớn, ỉa chảy thời gian dài. Người lớn cho tới trẻ mới sinh mắc chứng dinh dưỡng không tốt, thường bởi vị âm hao thương, hư hoả viêm lên, hoặc tỳ hư thấp nhiệt hun hấp lên đưa đến, phần lớn thuộc về hư chứng.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Niêm mạc vòm miệng phát sinh mạc trắng dạng ban điểm nhỏ, dần dần chảy hợp thành mảng hơi cao hơn niêm mạc, chung quanh không có quầng hồng, chùi đi dễ dàng. Nếu phát sinh "Miệng cháo" khi bị bệnh khác thì mảng trắng dạng ban điểm thường không chảy hợp lại, màng trắng có thể phát sinh ở nơi vùng nào đó của vòm miệng, nhưng thấy ở lưỡi, hai má, nứu hàm trên, đáy miệng là nhiều, ca bệnh nghiêm trọng có thể bờ vươn tới hầu họng, thực quản và khí quản, gây vướng nuốt xuống họng và thở hít.
2. Nói chung không phát sốt, chứng nặng thì có thể sốt nhẹ thao phiền, muốn ăn nhưng không biết ngon. Vòm miệng đau nhẹ, trong miệng nhiều dãi, trẻ sơ sinh thì bú sữa khó khăn.
2. Phương pháp trị liệu
2.1. Biện chứng thí trị
a) Tâm tỳ tích hoả. Khắp miệng là ban trắng, môi lưỡi đỏ hồng, dãi ở miệng tăng nhiều, đại tiện bí, nước tiểu vàng.
Phép chữa: Thanh tiết tích nhiệt.
Phương thuốc: Lương cách tán gia giảm.
Sinh Sơn chi 1,5 đồng cân Liên kiều 5 đồng cân
Hoàng cầm 2 đồng cân Sinh Cam thảo 8 phân
Bạc hà diệp 1 đồng cân Đạm Trúc diệp 1,5 đồng cân
Đại hoàng ước chừng mà dùng Mật ong 5 đồng cân
Trộn vào nước sắc mà uống.
b) Vi âm hao thương, hư hoả viêm lên. Miệng và họng khô táo, nóng bứt rứt, ăn ít, lưỡi hồng ít tân, mạch tế sác.
Phép chữa: Thanh vị dưỡng âm.
Phương thuốc: ích vị thang gia vị
Mạch môn đông 3 đồng cân Ngọc trúc 8 đồng cân
Bắc Sa sâm 3 đồng cân Thạch hộc tươi 1 lạng
Sinh Địa tươi 1 lạng Lô căn tươi 1 lạng
Sinh Cam thảo 2 đồng cân
Sắc nước uống.
c) Thấp nhiệt chưng lên. Rêu lưỡi dày trơn, miệng có mùi tanh, ngực buồn bặm quặn nôn, ăn ít, phân lỏng
Phép chữa: Thanh nhiệt hoá thấp.
Phương thuốc: Cầm liên bình vị tán gia giảm
Xuyên hoàng liên 1 đồng cân Hoàng cầm 3 đồng cân
Thương truật 2 đồng cân Hậu phác 2 đồng cân
Trần bì 1,5 đồng cân Hoắc hương 3 đồng cân
Phục linh 3 đồng cân Sinh ý dĩ nhân 1 lạng
2.2. Chữa cục bộ
Dùng bông thấm nước sắc Kim ngân hoa, Cam thảo nhè nhẹ chùi bỏ màng trắng, lại bôi Băng bằng tán (xem ở chương IV bài 1).
2.3. Phương lẻ thuốc cây cỏ
- Hoa Dã tường vi 5 đồng cân, sắc thang, dùng bông tẩm nước súc rửa vòm miệng, ngày 3 lần.
- Bột Thanh đại, bôi ở vòm miệng, ngày 3 lần.
BÀI 2. VIÊM MIỆNG BÀO CHẨN
(Viêm miệng cấp tính mụn mủ)
Viêm miệng bào chẩn thuộc về phạm vi "Khẩu sang" của Đông y, là bệnh vòm miệng thường thấy của trẻ nhỏ, là do thấp nhiệt ở hai kinh tỳ, vị chưng lên đưa đến. Thường thuộc thực chứng.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Niêm mạc vòm miệng và môi sung huyết sưng phồng, có rải rác hoặc chụm thành đám bọc nước, phá rách thành vỡ loét nhỏ, rất nông, bề mặt có vật dạng màng sắc vàng.
2. Trẻ em kêu khóc, nước ở miệng tăng thêm, không thể ăn uống, hạch lympho dưới hàm sưng đau.
3. Có thể kèm có sợ lạnh, phát sốt, đầu đau, bí đại tiện, nước tiểu đỏ là chứng trạng toàn thân.
2. Phương pháp trị liệu
2.1. Biện chứng luận trị
Phép chữa: Thanh tiết vị nhiệt.
Phương thuốc: Thanh vị thang gia giảm
Thăng ma 8 phân Xuyên Hoàng liên phân
Sinh địa 5 đồng cân Huyền sâm 3 đồng cân
Sinh Thạch cao 1 lạng Hoàng cầm 3 đồng cân
Đan bì 3 đồng cân Mật ong 5 đồng cân trộn vào uống
Gia giảm:
- Có sợ lạnh, phát sốt, đầu đau, gia Bạc hà 5 đồng cân, Ngưu bàng tử 3 đồng cân.
- Có đại tiện bí kết, ước chừng gia Đại hoàng, Mang tiêu.
2.2. Chữa cục bộ
Lục bào tán bôi ở vòm miệng, một ngày 8 lần.
Lục bào tán:
Thanh đại, Hoàng bá, Sơn đậu căn, Bạc hà, Hoàng liên, Nhân trung bạch, Hài nhi trà, Bằng sa, Ngưu hoàng, Băng phiến.
BÀI 3. MỤN Ở MIỆNG PHÁT LẠI NHIỀU LẦN (áp tơ tái phát)
Mụn ở miệng phát lại nhiều lần Đông y gọi là "Cam miệng" (Khẩu cam). Cái này bởi suy nghĩ quá nhiều, giấc ngủ không tốt, đến nỗi tâm thận bất giao, hư hoả viêm lên; hoặc bởi ăn quá thức ăn ngon đậm vị cay, thực hoả ở tâm tỳ công lên đưa đến. Ở trên lâm sàng phân làm 2 loại hư hoả và thực hoả.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Thường thấy ở người lớn
2. Mặt chỗ vỡ loét rất sâu, có màng giả sắc trắng xám, to từ hạt đậu xanh đến hạt đậu vàng, thường tồn tại độc lập, hay phát ở môi, cạnh trong má, ven lưỡi, chỗ lợi răng.
3. Phát đi phát lại, giữ liền rất lâu, thường phát lại ở trong tình huống tình cảm căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
2. Phương pháp trị liệu
2.1. Biện chứng thí trị
a. Hư hoả
Sưng đỏ vỡ loét không rõ rệt, đau đớn nhè nhẹ, mệt mỏi thì dễ phát thường không có chứng trạng toàn thân. Lưỡng hồng
Phép chữa: Tư âm thanh hoả.
Phương thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm.
Tri bá 3 đồng cân Hoàng bá 2 đồng cân
Thục địa 4 đồng cân Sơn thù nhục 3 đồng cân
Đan bì 3 đồng cân Huyền sâm 4 đồng cân
Đại bạch thược 3 đồng cân
Gia giảm:
Ngủ không tốt, gia Chu phục thần 4 đồng cân, Sao Táo nhân 3 đồng cân, Ngũ vị tử 1 đồng cân.
- Đại tiện bí, gia Hoả ma nhân 3 đồng cân
- Chữa lậu không khỏi, có thể gia Nhục quế phân, Phụ tử 8 phân để dẫn hoả quay về nguồn.
Chữa cục bộ.
Dùng dưỡng âm sinh cơ tán hoặc Tích loại tán thổi vào và bôi chỗ bệnh, 1 ngày 3 lần.
Thành phần hai phương trên như sau:
Dưỡng âm sinh cơ tán:
Sinh Thạch cao 1 đồng cân Hùng hoàng 2 phân
Hoàng bá 2 phân Bồ hoàng 2 phân
Thanh đại 3 phân Bạc hà 1,5 phân
Cam thảo 1,5 phân Long đảm thảo 1 phân
Hài nhi trà 1 phân Băng phiến lượng phù hợp
Nghiền chung thành bột mịn.
Tích loại tán:
Băng phiến 3 phân Nhân chỉ giáp (móng tay người) 5 phân
Trân châu 3 đồng cân Ngưu hoàng 5 phân
Thanh đại 6 đồng cân Bích hỉ sào 200 cái
Tượng nha tiết (mạt ca ngà voi) 3 đồng cân
Nghiền đến cực nhỏ mịn, không còn tiếng khi nghiền thì thôi.
b. Thực hoả
Sưng đỏ vỡ loét rõ rệt, nóng rát đau đớn, hoặc có hôi miệng, khô miệng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, bí đại tiện, nước tiểu đỏ.
Phép chữa: Thanh thực hoả ở tâm tỳ.
Phương thuốc: Đạo xích tán gia giảm.
Sinh địa 5 đồng cân Mộc thông 1 đồng cân
Trúc diếp 3 đồng cân Cam thảo 1 đồng cân
Huyền sâm 3 đồng cân Lô căn 5 đồng cân
Sinh Thạch cao 1 lạng Tri mẫu 3 đồng cân
Gia giảm:
Đại tiện bí, ước chừng gia Đại hoàng.
Chữa cục bộ:
Dùng Lục bào tán (xem chương V bài 2) thổi bôi chỗ bệnh, 1 ngày 3 lần.
2.2. Thuốc chế sẵn
Bổ tâm đan, mỗi lần uống 1,5 đồng cân, ngày 2 lần uống.
Dùng hợp ở thể hư hoả.
Thanh lâm hoàn (xem ở chương I, bài 6) mỗi lần uống đồng cân, ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở thể thực hoả.
Thành phần Bổ tâm đan:
Nhân sâm (hoặc Đảng sâm), Huyền sâm, Đan sâm, Bạch phục linh, mỗi thứ đều 5 đồng cân; Ngũ vị tử 1 lạng, Viễn chí 5 đồng cân, Cát cánh 5 đồng cân, Đương quy 1 lạng; Thiên môn đông, Mạch môn đông, Bá tử nhân, mỗi thứ đều 1 lạng, Toan táo nhân 1 lạng, Sinh địa 1 lạng.
Thuốc trên tán nhỏ, trộn mật làm viên to như hạt ngô đồng, Chu sa làm áo.
2.3. Phương lẻ thuốc cây cỏ
- Trấu tiểu mạch đốt thành than 2 phần, Băng phiến 1 phần, trộn lại nghiền mịn, bôi lên mặt chỗ vỡ loét, một ngày 3 lần.
Ngô thù tán bột mịn, trộn giấm đắp vùng lòng bàn chân, sau 24 giờ đồng hồ lại thay, dùng liền 4-5 ngày.
- Tế tân tán bột mịn, trộn giấm đắp vùng rốn, mỗi ngày thay 1 lần, dùng liền 4-5 ngày, nếu da ở đó phát ngứa hoặc mọc chẩn hồng nhỏ thì ngừng dùng.
- Đăng tâm, Trúc diệp lượng ngang nhau, sắc uống thay nước chè.
Các phương kể trên đều dùng hợp ở hư hoả.
Sinh Thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 8 đồng cân, Thăng ma 1,5 đồng cân.
Sắc nước uống, ngày 2 lần. Dùng hợp ở thực hoả.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 3) 2599052 lượt người truy cập vào Website này!