Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
TÚC THIẾU DƯƠNG ĐẢM KINH: 44 HUYỆT





1. Đồng tử liêu

Vị trí: Từ đuôi mắt ra ngoài 0,5 thốn.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, lấy ở cuối đuôi mắt. (H. 86)
Cách châm: Châm dưới da, mũi kim hướng ra phía ngoài, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ
5 phút.
Chủ trị: Bệnh mắt, đau đầu, liệt mặt.
Tác dụng phối hợp: Với Thiếu trạch trị viêm vú ở phụ nữ.


Hình 86



2. Thính hội

Vị trí: Ở phía trước và dưới bình tai.
Cách lấy huyệt: Phía trước và dưới nhĩ bình, ngang với lỗ trống ở bờ cắt dưới bình tai. Khi
há miệng có chỗ lõm. (H. 86, H. 87)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2-0,3 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Tai ù, tai điếc, liệt mặt, viêm tai giữa.
Tác dụng phối hợp: Với Ế phong trị tai điếc.

3. Thượng quan

Vị trí: Ở bờ trên cung quyền, thẳng huyệt Hạ quan lên. (H. 87)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Thần kinh mặt tê bại, tai ù, điếc, đau răng.

4. Hàm yếm

Vị trí: Huyệt Đầu duy xuống 1 thốn, sờ vào có động mạch nhảy. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau bên đầu, hoa mắt, tai ù, viêm mũi, thần kinh mặt tê bại.

5. Huyền lư

Vị trí: Ở 1/3 phía trên của đường nối huyệt Hàm yếm tới huyệt Khúc phát (Khúc mấn). (H.
87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,2-0,3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau bên đầu, thần kinh suy nhược, đau răng.

6. Huyền ly

Vị trí: Ở 1/3 dưới đường nối huyệt Hàm yếm tới huyệt Khúc phát. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau bên đầu, thần kinh suy nhược, phù mặt, đau răng.

7. Khúc mấn (Khúc phát)

Vị trí: Ngang bằng phía trên vành tai và thẳng đứng với đường trước tai gặp nhau. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Hàm và má sưng đau, khó há miệng, đau đầu, cứng gáy.


Hình 87



8. Suất cốc

Vị trí: Ở phía trên tai, vào trong mép tóc 1,5 thốn.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hay nằm nghiêng, từ phía trên vành tai thẳng lên vào trong tóc
1,5 thốn. (H. 87)
Cách châm: Châm dưới da, mũi kim hướng về phía sau tai, hoặc hướng về huyệt
Thái dương, tiến kim sâu 05-1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau bên đầu, mắt sưng đỏ, nôn mửa, đau răng, da sưng.
Tác dụng phối hợp: Với Đầu duy trị đau nửa đầu.

9. Thiên xung

Vị trí: Sau huyệt Suất cốc 0,5 thốn, sau gốc tai thẳng lên, vào trong tóc 2 thốn. (H. 87)
Cách châm: Châm dưới da, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, răng lợi sưng đau, động kinh.

10. Phù bạch

Vị trí: Trên gốc tai lui về phía sau (vào tóc) 1 thốn, 1/3 trên đường Thiên xung nối với huyệt
Hoàn cốt, huyệt Thiên xung xuống (và lui về sau) 1 thốn. (H. 87)
Cách châm: Từ huyệt châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Tai ù, tai điếc, viêm amiđan, đau răng, bướu cổ.

11. Khiếu âm

Vị trí: Giữa đường nối huyệt Phù bạch với huyệt Hoàn cốt. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau mắt, đau đỉnh đầu.

12. Hoàn cốt

Vị trí: Chỗ lõm dưới và sau mỏm chủm, cúi đầu lấy huyệt. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Tai ù, đau răng, má sưng, thần kinh mặt tê bại.

13. Bản thần

Vị trí: Đuôi mắt ngoài thẳng lên, vào mép tóc 0,5 thốn. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Động kinh, cổ cứng.

14. Dương bạch

Vị trí: Mắt nhìn thẳng, chính giữa mắt lên và trên lông mày 1 thốn. (H. 7)
Cách châm: Châm dưới da, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu trước trán, bệnh mắt, thần kinh mặt tê bại.

15. Lâm khấp

Vị trí: Mắt nhìn thẳng, chính giữa mắt thẳng lên vào qua mép tóc 0,5 thốn. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Tắc mũi, bệnh mắt, trúng gió, động kinh.

16. Mục song

Vị trí: Từ huyệt Lâm khấp lên 1,5 thốn. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Bệnh mắt, phù mặt.

17. Chính doanh

Vị trí: Từ huyệt Mục song lên 1,5 thốn. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, hoa mắt, đau răng.

18. Thừa linh

Vị trí: Sau huyệt Chính doanh 1,5 thốn. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi (có sách cấm châm).
Chủ trị: Đau đầu, tắc mũi, chảy máu cam.

19. Não không

Vị trí: Từ huyệt Phong trì thẳng lên 1,5 thốn. (H. 87)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, chảy máu cam, cứng gáy, hen suyễn.

20. Phong trì

Vị trí: Gáy lên vào trong tóc, tại hố lõm hai bên gáy.
Cách lấy huyệt: Thẳng giữa gáy lên, vào trong tóc 1 thốn, rồi lại từ đó sang ngang mỗi bên
1,5 thốn, chỗ hố lõm. (H. 85)
Cách châm: Khi châm huyệt Phong trì bên trái, mũi kim hướng về phía hốc mắt bên phải;
khi châm huyệt Phong trì bên phải, mũi kim hướng về phía hốc mắt bên trái, sâu 0,5-0,8
thốn, cảm giác tê, tức có thể lan tới đỉnh đầu hay khu vực mắt, xuống bả vai. Cứu 3 mồi, hơ
5-10 phút.
Chủ trị: Đau đầu, cảm mạo, phát sốt, cổ gáy cứng đau, váng đầu, ho hắng, mất ngủ, bệnh
mắt, mũi, tai, ù, đau răng, động kinh, cao huyết áp.
Tác dụng phối hợp: Với Đại chùy, Hậu khê trị đau phía sau đầu; với Khúc trì, Túc tam lý trị
cao huyết áp.

21. Kiên tỉnh

Vị trí: Ở chỗ lõm trên vai.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, lấy điểm chính giữa đường nối từ huyệt Đại chuỳ với mỏm
xương nhô cao ở đầu vai (nếu chiếu thẳng xuống phía trước là đúng đầu vú). (H. 88)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn, không nên châm sâu vì dễ gây say kim.
(Nếu châm Kiên tỉnh bị say kim, phải châm ngay Túc tam lý để giải). Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau vai, đau lưng trên, cổ sái, đau vú, ít sữa, cao huyết áp.


Hình 88



Tác dụng phối hợp: Với Khúc trì cánh tay khó đưa lên; với Trung cực (cứu) trị sót nhau sau
khi đẻ.

22. Uyên dịch

Vị trí: Giữa hố nách thẳng xuống 3 thốn, phía sau vú 4 thốn, giơ tay lấy huyệt. (H. 89)
Cách châm: ở khe liên sườn 5-6, châm chếch kim, sâu 0,5 đến 1 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Viêm hung mạc, đau thần kinh liên sườn, viêm hạch nách.

23. Nhiếp cân:

Vị trí: Phía trước huyệt Uyên dịch 1 thốn. (Giơ tay lấy huyệt, tại khe sườn 5-6. (H89)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0, 5 đến 1 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: nôn mửa, ợ chua, chai dãi, hen suyễn

24. Nhật nguyệt:

Vị trí: Từ vú thẳng xuống gặp khe liên sườn 7-8.
Cách lấy huyệt: Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, trên khe liên sườn 7-8 và cách Nhâm mạch
4 thốn. (H. 81)
Cách châm: Châm chếch ra, sâu 0, 5 đến 1 thốn. cứu 3 mồi hơ 3-7 phút.
Chủ trị: Đau liên sườn, nôn mửa, ợ chua, viêm gan, nấc.
Tác dụng phối hợp: Với Uyển cốt, Trung quản, trị vàng da (hoàng đản)

25. Kinh môn:

Vị trí: Dưới đầu sườn 12 (sườn cụt).
Cách lấy huyệt: Nằm sấp hặc nằm nghiêng, chỗ dưới đầu sườn nổi cao là huyệt. (H. 89)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 –0,5 thốn. cứu 3 mồi, hơ 3-7 phút.
Chủ trị: Sôi bụng, ỉa chảy, đau bụng, trướng bụng, đau sườn.
Tác dụng phối hợp: Với Hành gian trị đau lưng

26. Đới mạch:

Vị trí: Lấy điểm giữa đường nối đầu sườn 11 với đầu sườn 12, từ đó thẳng xuống gặp
đường từ rốn ngang ra là huyệt. (H. 89)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Viêm nội mạc tử cung, viêm bàng quang, lưng dưới lưng trên đau, kinh nguyệt
không đều, khí hư.


Hình 89



27. Ngũ khu:

Vị trí: Từ huyệt Đới mạch xuống phía trước 3 thốn, huyệt Quan nguyên sang ngang, trước
mào trước của xương chậu (H. 89)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau bụng dưới, đau lưng, viêm nội mạc tử cung, viêm tinh hoàn.

28. Duy đạo:

Vị trí: Từ huyệt Ngũ khu xuống 0,5 thốn. (H. 89)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm nội mạc tử cung, đau bụng dưới, hay táo bón.

29. Cư liêu:

Vị trí: Là điểm giữa của đường nối gai chậu trước với điểm cao nhất ở mẩu chuyển lớn của
xương đùi. Gấp đùi lên, huyệt ở đầu ngoài nếp gấp háng. (H. 89)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau lưng, đau bụng dưới, viêm tinh hoàn, viêm nội mạc tử cung, viêm bàng quang.

30. Hoàn khiêu:

Vị trí: Trong hố lõm ở mặt nghiêng của mông.
Cách lấy huyệt: nằm nghiêng hoặc nằm gấp sấp (phủ phục). Nối mẩu chuyển lớn xương đùi
với mỏm gai đốt sống cùng 4, lấy huyệt giữa chỗ lõm ở điểm 1/3 ngoài và 2/3 trong của
đường này. (H. 90)
Cách châm: châm đứng kim, sâu 2 đến 3 thốn, cảm giác tê tới sau đùi xuống ngón chân.
Cứu 7 mồi, hơ 10-20 phút.
Chủ trị: Lưng đùi đau, liệt nửa người, phong thấp đau háng đùi.
Tác dụng phối hợp: Với Dương lăng tuyền, Huyền chung, trị phong thấp bại; với Thừa sơn,
trị đau thần kinh tọa.

31. Phong thị

Vị trí: Cạnh ngoài đùi từ đầu gối lên 7 thốn.
Cách lấy huyệt: Đứng thẳng người, xuôi hai tay áp vào đùi, chỗ đầu ngốn tay giữa chiếu
thẳng vào đùi là huyệt. (H. 91)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 0,8 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 10 phút.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt, lưng đùi đau, ngứa gãi khắp người, dị ứng mẩn ngứa.
Tác dụng phối hợp: Với Ủy trung, Hành gian trị đau lưng.

32. Trung độc:

Vị trí: Từ Phong thị xuống 2 thốn. (H. 91)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Liệt nửa người, đau thần kinh tọa.

33. Tất Dương quan

Vị trí: Từ huyệt Dương lăng tuyền lên 3 thốn, trong hố lõm sau tất nhỡn ngoài, khe gân và
xương. (H. 92)
Cách lầy huyệt: Duỗi chân mà lấy huyệt.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn, hoặc thấu Khúc tuyền. Không cứu.
Chủ trị: Đau khớp gối.
Tác dụng phối hợp: Với Độc ty trị khớp gối sưng đau.

34. Dương lăng tuyền

Vị trí: Ở phía dưới cạnh ngoài khớp gối.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay ngắn, co gối, bàn chân để bằng phẳng, hoặc nằm ngiêng, chi
dưới duỗi, huyệt ở trước chỗ lõm cạnh đầu trên xương mác nhô cao lên. (H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8-1 thốn, hoặc thấu Âm lăng tuyền, cảm giác tê tức lan
tới ngón chân 3-4, có khi lên tới sườn, dưới nách. Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Đau lưng, đau đùi, đau sườn, đau dạ dày, đau đầu, liệt nửa người, cạnh ngoài chi
dưới tê bại, vai bong gân, tiểu tiện khó, táo bón, cao huyết áp.
Tác dụng phối hợp: Với Âm lăng tuyền trị sốt rét, đau khớp; với Thái xung trị đau vai; Với
Hoàn khiêu, Côn luân trị chi dưới liệt, tê dại đau đớn.


Hình 90 - Hình 91


35. Dương giao

Vị trí: Từ mắt cá ngoài chân thẳng lên 7 thốn, sau xương mác(H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau cạnh ngoài bụng chân, đau thần kinh toạ, hen suyễn

36. Ngoại khâu

Vị trí: Từ mắt cá ngoài lên 7 thốn, trước xương mác.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, bàn chân để bằng phẳng tự nhiên, cách mắt cá ngoài lên 7
thốn, dựa theo phía sau xương mác là dương giao, từ đó tiến về phía trước 1 thốn. (H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8 đến 1,5 thốn. cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Cổ gáy cứng đau, ngực sườn đau, đau cạnh ngoài bắp chân, chi dưới tê bại, yếu
đuối.
Tác dụng phối hợp: Với Côn luân trị đau cạnh ngoài bắp chân.

37. Quang minh

Vị trí: Từ mắt cá ngoài thẳng lên 5 thốn.


Hình 92



Cách lấy huyệt: ngồi ngay co gối để bằng phẳng, dựa sát vào cạnh trước xương mác, trên
mắt cá ngoài 5 thốn. (H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Bệnh mắt, chi dưới đau, đàn bà đẻ đau tức bầu vú, có thể giảm sữa.
Tác dụng phối hợp: Với Hợp cốc trị các bệnh ở mắt.

38. Dương phụ

Vị trí: Trên mắt cá ngoài 4 thốn, sát phía trước xương mác. (H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau lưng, viêm khớp gối, đau toàn thân, nơi đau không nhất định.

39. Huyền chung (Tuyệt cốc)

Vị trí: Từ mắt cá ngoài lên 3 thốn.
Cách lấy huyệt: Gối co, đặt bàn chân thăng bằng, từ mắt cá ngoài lên 3 thốn, dựa sát vào
cạnh sau xương mác. (H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn, Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Bán thân bất toại, đau bên đầu, sái cổ, đau sườn ngực, đau đầu gối, đau chân.
Tác dụng phối hợp: Với Dương lăng tuyền, trị đau cạnh ngoài bắp chân, chi dưới mỏi yếu;
với Túc tam lý (cứu mồi), có thể đề phòng trúng gió, lại có thể làm giảm huyết áp.

40. Khâu khư

Vị trí: Ở phía trước và dưới mắt cá ngoài.
Cách lấy huyệt: Gối co, chân để bằng phẳng tự nhiên, lấy ở chỗ lõm phía trước và dưới mắt
cá ngoài, cạnh ngoài gân (gân cơ duỗi dài ngón chân). (H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn, hoặc châm thấu sang huyệt chiếu hải.
Cứu 3 mồi, hơ 3-5 phút.
Chủ trị: Đau dạ dày, ợ chua, đau sườn ngực, đau cạnh ngoài chi dưới.
Tác dụng phối hợp: Với Côn luân, Huyền chung, trị cạnh ngoài chi dưới đau

41. Túc Lâm khấp

Vị trí: Ở chỗ lõm trước chỗ 2 xương bàn chân 4 và 5 gặp nhau để nối vào cổ chân, khe giữa
2 xương bàn 4-5. (H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 –0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: viêm kết mạc, viêm tuyến vú, lao hạch, đau sườn ngực.

42. Địa ngũ hội

Vị trí: Ở khe xương bàn 4-5, trước huyệt túc Lâm khấp 0,5 thốn (H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 –0,5 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Tai ù, nách đau, viêm tuyến vú.

43. Hiệp khê

Vị trí: Ở khe nối ngón 4-5 lui về phía mu bàn chân 0,5 thốn(H. 92)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Tai ù, đau đầu, choáng váng, đau ngực, đau thần kinh liên sườn.

44. Túc khiếu âm

Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng ngón chân thứ 4
Cách lấy huyệt: Bàn chân để bằng phẳng, gần gốc móng ngón 4 về phía ngón út, cách gốc
móng 0,1 thốn (H. 92)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,1 thốn. cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đầu, đau sườn, ngực, mất ngủ, bệnh mắt, bệnh nhiệt.
Tác dụng phụ phối hợp: Với Tình minh trị bệnh mắt.
 


 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 2) 2587787 lượt người truy cập vào Website này!