Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH: 23 HUYỆT





1. Quan xung

Vị trí: Ở cạnh ngoài góc móng ngón tay đeo nhẫn.
Cách lấy huyệt: Bàn tay ngửa lên, co ngón đeo nhẫn lại, lấy ở cạnh ngoài gốc móng (về
phía ngón út) cách 0,1 thốn. (H. 83)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,1 thốn, thường chích nặn máu. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đầu, đỏ mắt, hầu họng sưng đau, bệnh nhiệt tính, đánh trống ngực, quai bị, trẻ
em tiêu hóa kém, hôn mê cấp tính.
Tác dụng phối hợp: Với Trung xung, Ủy trung trị say nắng.

2. Dịch môn


Vị trí: Ở nếp gấp khe ngón út và ngón đeo nhẫn trên mu bàn tay.
Cách lấy huyệt: Úp bàn tay, lấy ở cuối nếp gấp khe ngón đeo nhẫn và ngón út, bên ngoài
khớp ngón và bàn tay. (H. 83)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đầu, đỏ mắt, ù tai, hầu họng sưng đau, sốt rét, đau mu bàn tay, sữa không
xuống.
Tác dụng phối hợp: Với Trung chử trị mu bàn tay sưng đỏ; với Ngư tế trị đau hầu.

3. Trung chử

Vị trí: Ở sau khớp ngón và bàn tay số 4.
Cách lấy huyệt: Úp bàn tay, lấy ở chỗ lõm sau khớp ngón và bàn, trong khe xương bàn số 4
và 5. (H. 83)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Tai ù, tai điếc, đau đầu, hầu họng sưng đau, ngón tay co duỗi khó, có cảm giác
nặng nề sau gáy.
Tác dụng phối hợp: Với Dịch môn trị mu bàn tay sưng đỏ; với Thính cung hoặc Nhĩ môn,
hoặc Thính hội trị tai điếc, tai ù; với Kiên ngung, Thủ tam lý trị đau vai.

4. Dương trì

Vị trí: Ở khớp cổ tay, phía mu bàn tay.
Cách lấy huyệt: Bàn tay úp, hơi gập cổ tay, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân lớn chính giữa cổ
tay (gân cơ duỗi chung), thẳng khe ngón 3 và ngón 4 lên. (H. 83)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 thốn. Không cứu.
Chủ trị: Đau cổ tay, đau đầu, mắt sưng đỏ.
Tác dụng phối hợp: Với Dương khê, Hợp cốc trị đau cổ tay; với Nội quan trị rối loạn thần
kinh thực vật.

5. Ngoại quan

Vị trí: Từ cổ tay lên 2 thốn, chính giữa 2 xương.


Hình 83



Cách lấy huyệt: Úp bàn tay, hơi co khuỷu tay, từ huyệt Dương tri lên 2 thốn, giữa khe
xương trụ và xương quay. (H. 83)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,6 thốn hoặc châm thấu huyệt Nội quan, cảm giác tê,
tức có khi lan đến khuỷu, vai, cổ, phía dưới có khi đến ngón tay. Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Cảm mạo, đau đầu, đau răng, đau sườn ngực, đau dạ dày, đau cổ tay, ù tai, sái cổ,
chi trên bất toại, sau khi đẻ táo bón, quai bị.
Tác dụng phối hợp: Với Đại lăng, Chi câu trị đau bung có táo bón; với Khúc trì, Hợp cốc trị
cảm mạo; với Nội quan thấu Ngoại quan trị ngực sườn đau.

6. Chi câu

Vị trí: Ở phía mặt sau cổ tay lên 3 thốn.
Cách lấy huyệt: Bàn tay úp, khuỷu tay hơi co, từ huyệt Ngoại quan lên 1 thốn, khe giữa 2
xương. (H. 83)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn hoặc thấu Gian sử. Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Đau sườn ngực, đau dạ dày, đau cổ tay, tai điếc, đau hầu họng, táo bón, nôn mửa,
choáng váng sau khi đẻ.
Tác dụng phối hợp: Với Dương lăng tuyền trị đau sườn; với Chiếu hải trị táo bón; với Ngoại
quan trị đau bụng táo bón.

7. Hội tông

Vị trí: Huyệt Chi câu sang ngang phía cạnh trụ gần 1 thốn (bề ngang một ngón tay). (H. 83)
Cách lấy huyệt: Bàn tay úp, khuỷu tay hơi co, từ khớp cổ tay lên 3 thốn là huyệt Chi câu, từ
đó sang cạnh xương trụ (phía ngón út) 1 ngón tay, sát cạnh xương trụ hướng về xương
quay.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Chi trên đau, điên dại, động kinh, tai ù, tai điếc.
Tác dụng phối hợp: Với Ế phong trị tai điếc.

8. Tam dương lạc

Vị trí: Trên huyệt Chi câu 1 thốn, giữa hai xương. (H. 83)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Tai điếc, cánh tay đau, mất tiếng.

9. Tứ độc

Vị trí: Từ mỏm khuỷu xuống 5 thốn, giữa hai xương. (H. 83)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau cẳng tay, liệt chi trên, tai điếc, răng đau, viêm thận.

10. Thiên tỉnh

Vị trí: Ở phía sau mỏm khuỷu.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co khuỷu tay, từ lồi mỏm khuỷu lên 1 thốn, giữa chỗ lõm là
huyệt. (H. 84)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đầu, đau mắt, đau cổ, gáy, đau khủy tay, tràng nhạc.
Tác dụng phối hợp: Với Thiếu hải trị tràng nhạc.

11. Thanh lãnh uyên

Vị trí: Từ huyệt Thiên tỉnh lên 1 thốn, co khuỷu tay. (H. 84)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau vai và đau cánh tay.

12. Tiêu lạc


Hình 84



Vị trí: Ở giữa đoạn nối huyệt Thanh lãnh uyên và huyệt Nhu hội. (H. 84)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, cổ gáy cứng đau, cánh tay đau.

13. Nhu hội

Vị trí: Nằm trên đường nối huyệt Kiên liêu với mỏm khuỷu, phía sau cơ tam giác vai, đầu vai
xuống 3 thốn. (H. 84)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Đau vai và cánh tay.

14. Kiên liêu

Vị trí: Ở phía sau và dưới đầu xương vai, khi giơ ngang cánh tay ra, nó ở chỗ lõm phía sau
huyệt Kiên ngung 1 thốn. (H. 84)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau vai, cánh tay không giơ lên được.

15. Thiên liêu

Vị trí: Điểm giữa của đường nối ụ xương vai và huyệt Đại chuỳ là huyệt Kiên tỉnh, từ đó lùi
ra sau 1 thốn là huyệt. (H. 84)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Vai, cánh tay đau, cánh tay không giơ lên được, bả vai, cổ, gáy đau đớn.

16. Thiên dũ

Vị trí: Phía sau và dưới mỏm chủm, phía sau cơ ức đòn chủm, ngang với góc hàm dưới. (H.
71)


Hình 71



Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5-2 thốn. Không cứu.
Chủ trị: Tai điếc, gáy cứng, đầu mắt sưng, hoa mắt.

17. Ế phong

Vị trí: Ở giữa chỗ lõm sau dái tai.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, phía sau gốc dái tai khoảng 0,5 thốn có lõm, khi ấn vào thấy
tức. (H. 71)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Tai ù, tai điếc, quai bị, khít hàm, co cứng co nhai, liệt mặt, viêm tai giữa.
Tác dụng phối hợp: Với Thính cung trị tai điếc; với Giáp xa, Hợp cốc trị quai bị.

18. Khế mạch

Vị trí: Ở sau tai, giữa mỏm chủm, từ Ế phong ven theo vành tai lên đến huyệt Giác tôn lấy
điểm cách 1/3 dưới. (H. 85)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Tai điếc, tai ù, đau đầu.

19. Lư tức

Vị trí: Từ Khế mạch lên 1 thốn (H. 85)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,1-0,3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Tai ù, nôn mửa, viêm tai giữa.

20. Giác tôn

Vị trí: Gấp loa tai về phía trước, ép sát vào da đầu, phía trên huyệt Nhĩ tiêm có chỗ lồi cao ở
xương đầu là huyệt. (H. 85)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,2-0,3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Tai sưng đỏ, mắt có mộng thịt, đau răng.


Hình 85



21. Nhĩ môn

Vị trí: Ở trước tai, trong chỗ lõm trên bờ cắt trên bình tai. (H. 85)
Cách lấy huyệt: Há mồm, có chỗ khuyết trên bình tai, hơi lui về phía trước có chỗ lõm là
huyệt.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Tai ù, viêm tai giữa, đau răng.
Tác dụng phối hợp: Với Thính hội trị tai điếc; với Hợp cốc, Ế phong trị viêm tai giữa.

22. Hòa liêu

Vị trí: Ở phía trước và trên Nhĩ môn, ngang gốc vành tai, sau mép trước tóc mai, sau động
mạch. (H. 85)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,2-0,3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Tai ù, đau đầu, hàm răng cắn chặt, liệt mặt.

23. Ty trúc không

Vị trí: Ở mé ngoài hốc mắt, chỗ lõm ngoài đuôi lông mày. (H71)
Cách lấy huyệt: Chỗ lõm ngoài đuôi lông mày, ấn vào có cảm giác tê tức.
Cách châm: Châm chếch kim, luồn dưới da, sâu 0,3-0,5 thốn. Không cứu.
Chủ trị: Đau bên đầu, đau mắt đỏ, đau xương cung mày, sụp mi, máy mắt.
Tác dụng phối hợp: Với Nhĩ môn trị đau răng.
 


 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 6) 2588467 lượt người truy cập vào Website này!