A. Biện chứng luận trị
Công năng sinh lý của can chủ yếu là sơ tiết(*) và tàng (chứa) huyết. Khi có
biến hóa bệnh lý,
chủ yếu là do sơ tiết bất thường làm cho can uất, can hỏa vượng, can dương
thượng cang, can
âm bất túc. Can mất sơ tiết, hoặc can hỏa thịnh đều ảnh hưởng đến công năng tàng
huyết của
can mà xuất hiện chứng xuất huyết. Bệnh thường thấy của đảm là chứng đảm nhiệt.
1. Can uất (can khí uất kết, can khí bất thư) (can khí không thả lỏng) a. Triệu chứng: Hấp tấp, dễ cáu, hoặc tinh thần uất ức, váng đầu, trướng đau hai
mạng
sườn, hoặc đau nhói, vừa thở vừa rên, ăn không ngon, miệng đắng hoặc nôn mửa,
bụng
đau, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch huyền. Nếu can
uất đãlâu dẫn đến can ứ huyết sẽ kiêm có báng (can, tỳ sưng to), ven lưỡi có nốt ban,
ứ, mạch
huyền (căng như dây đàn), hoặc sáp (hoặc rít). b. Bệnh lý: Can khí uất kết không sơ tiết được, sinh ra tính tình dễ cáu, hấp
tấp. Can kinh
khí huyết ứ trệ gây nên chứng đau hai sườn. Can khí không tiết vượt ra được thì
phá
ngang, xâm phạm tỳ, vị gây nên đau sườn, bụng, ỉa chảy, rên khi thở, ăn uống
không biết
ngon, nôn mửa. Đàn bà do khí huyết không thư, ảnh hưởng mạch xung, nhâm mà sinh
ra
kinh nguyệt không đều. Mạch huyền là mạch thường thấy của bệnh gan, (mạch huyền:
Căng như dây đàn). c. Phép chữa: Nên sơ can lý(**) khí, thường dùng Sài hồ sơ can thang; nếu kiêm ứ
huyết
nên gia thêm thuốc hoạt huyết vào trong sơ can lý trí, thường dùng Tiêu dao tán
gia Đan
sâm, Bồ hoàng, Ngũ linh chi. Viêm gan mạn tính thuộc loại can uất, nên dùng Tiêu
dao
tán. Nếu thấy gan sưng to, gan viêm, hay bước đầu xơ gan mà kiêm ứ huyết có thể
thêm
vị thuốc hoạt huyết. Nếu là bệnh lao phổi có chứng can uất (dễ cáu, đau sườn,
đắng
miệng, mạch huyền) là có âm hư, có thể dùng Tiểu sài hồ thang, bỏ các vị thuốc
ôn táo,
gia Ô đầu, Nữ trinh tử, Sa sâm là những vị dưỡng can. Kinh nguyệt không đều
thuộc về
can uất có thể dùng Tiêu dao tán gia giảm.
2. Can dương thượng cang (can dương cang thịnh, âm hư can vượng) a. Triệu chứng: Đau đầu, choáng váng, dễ cáu hoặc nhìn lờ mờ, đau sườn, đắng
miệng ven
lưỡi mầu hồng, rêu trắng, mạch huyền.
Nếu thấy chứng đau đầu dữ dội, choáng váng, tai ù, điếc, mắt đỏ, mắt đau, dễ
cáu, ngủ
không yên, thổ huyết, máu cam, đau móng tay, ven đầu lưỡi hồng, rêu vàng hoặc
vàng
dày mà khô, mạch huyền, hữu lực là can hỏa thịnh.
Nếu can dương cang thịnh đến mức can phong nội động đều dẫn đến trúng phong (tai
biến mạch máu não) mà xuất hiện liệt nửa người, mất tiếng, miệng mắt méo hoặc
rúm ró
chân tay, hôn mê là do nhiệt cực, phải giải quyết như chứng ôn nhiệt.
(*) Sơ tiết: Điều tiết khắp mọi nơi.
(**) Lý: Đưa trở về với trạng thái tự nhiên.
b. Bệnh lý: Can dương thượng cang là do can nóng bốc lên quá nhiều, dương
thiên thịnh ở
đầu, mắt, gây đau đầu, đau mắt, huyết áp tăng, đắng miệng, đau sườn, ven lưỡi
hồng, mạch
huyền là chứng thường thấy của các kinh can, đảm có bệnh). Nếu can hỏa thịnh
(can hỏa
tích thịnh, can kinh thực hỏa) trừ các chứng của can dương thương cang ra, còn
có các
chứng thiên về hỏa, nhiệt, như hỏa thịnh ở trên làm cho đau đầu dữ dội, kiêm
xuất hiện mắt
đỏ, tai ù; do can hỏa thịnh làm ảnh hưởng công năng tàng huyết, nhiệt bắt ép
huyết “vọng
hành”, sẽ xuất hiện các chứng nôn ra máu, chảy máu cam; can hỏa thương cân, làm
đau
móng tay; ven đầu lưỡi hồng, rêu vàng mạch huyền, sác đều là chứng của hỏa
nhiệt.
Can dương thương cang, hay can hỏa thịnh đều có thể phát triển thành can phong
nội
động (co giật).
c. Phép chữa: Can dương thương cang nên dùng pháp bình can, dẹp phong, dìm
dương,
dùng: Thạch quyết câu đằng ẩm. Can hỏa thịnh thì nên thanh can tả hỏa, dùng Long
đảm
tả can thang. Nếu sung huyết não, xuất huyết não thuộc về bế chứng (hôn mê, bất tỉnh, hai tay
nắm,
răng cắn chặt, mạch huyền hoặc khẩn) thì dùng khai khiếu pháp (thiên về nhiệt
thì dùng
lương khai, hàn thì dùng ôn khai) kết hợp châm chích chữa như chữa trúng gió.
Bệnh cao huyết áp thuộc can hỏa thịnh, dùng thanh can tả hỏa, lấy Long đảm tả
can
thang bỏ vị Sài hồ (hoặc ít Sài hồ) để giảm tác dụng thăng phát, gia thêm Thạch
quyết
minh, Ngưu tất làm tăng sức giáng hỏa. Cấp tính viêm tai giữa có mủ và mụn nhọt
ở tai
ngoài đều có thể chữa bằng Long đảm tả can thang. Cấp tính sung huyết đáy mắt
cũng
vậy. Phần trên của bộ máy tiêu hóa bị xuất huyết do can hỏa thịnh dẫn đến thì
dùng Long
đảm thảo, Sơn tra tử, Hoàng cầm, Đại hoàng, Sinh địa hoàng, Hạn liên thảo, Tử
châu
thảo, Tránh dùng thuốc thăng đề. Bệnh bạch huyết(*) thuộc về can hỏa thịnh, nếu
có xuất
huyết dùng Đương quy lô hội hoàn.
3. Can âm bất túc
a. Triệu chứng: Choáng váng, đau đầu dai dẳng, tai ù, điếc, quáng gà, mất ngủ,
hay mộng
mị, tay chân tê dại, run rẩy, lưỡi hồng, ít nước bọt, rêu lưỡi ít hoặc không
rêu, mạch
huyền, tế (căng, nhỏ), hoặc tế, sác (nhỏ, nhanh). b. Bệnh lý: Can dựa vào sự nuôi dưỡng của thận thủy, can âm bất túc là do thận
âm bất
túc, tinh không hóa huyết, huyết không dưỡng can mà ra. Can âm bất túc dẫn đến
can
dương thiên cang (hư chứng khác với can dương thượng cang của thực chứng, càng
khác can hỏa thịnh thuộc thực chứng), vì là hư chứng nên các chứng xuất hiện từ
từ chứ
không đột ngột, dữ dội, ưa sờ nắn, xoa bóp. Càng phân biệt rõ ở chỗ chứng này
lưỡi
hồng, ít bọt, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch tế, sác là tượng lưỡi và tượng
mạch của âm hư… tay chân tê dại, thịt mềm nhẽo là do âm dịch không đủ gây nên.
c. Phép chữa: Nên tư thận dưỡng can, dùng Kỷ cúc địa hoàng hoàn. Cao huyết áp
thuộc
can âm bất túc dùng Lục vị địa vị hoàng hoàn gia Qui bản (hoặc Miết giáp), Mẫu
lệ, Ngọc
(*) Bệnh bạch huyết: Máu trắng, ung thư máu
mễ tu, Viêm võng mạc trung tâm thuộc về can âm bất túc có thể dùng Lục vị địa
hoàng
hoàn, gia Miết giáp, Thiền thoái để nuôi âm, dìm dương. Mạn tính viêm gan, hoặc
gan
sưng to do can viêm mà thấy đột nhiên đau hai mạng sườn, lưỡi hồng không rêu, ít
bọt,
mạch tế hoặc tế sác là can âm bất túc thì dùng Nhất quán tiễnđể dưỡng can âm.
4. Đảm nhiệt (can đảm thấp nhiệt) a. Triệu chứng: Sườn phải đau thành cơn, đái ít mà đỏ, miệng đắng, họng khô,
nóng rét lẫn
lộn, nôn mửa, nhói đau vùng lõm ức, ăn ít, bụng trướng, lưỡi hồng rêu vàng, mạch
huyền,
sác (căng nhanh). b. Bệnh lý: Do nhiệt nên đảm không sơ tiết được gây ra sườn phải đau đớn. đảm
kinh có
nhiệt thì đắng miệng, họng kkhô, nóng rét lẫn lộn. Nhiệt kiêm thấp, thấp nhiệt
uất chưng
làm vàng da, đái ít, nước tiểu vàng hoặc đỏ. Can khí phạm vị (can vị bất hòa),
gây đau
vùng thượng vị, nôn, ăn ít, bụng trướng… đó là chứng của tỳ, vị; lưỡi hồng, rêu
vàng,
mạch huyền sác là chứng của nhiệt. c. Phép chữa: Nên thanh nhiệt lợi đảm, thowfng dùng Sơn tra tử, Hoàng cầm, Uất
kim,
Huyền minh phấn, Sài hồ, Chỉ xác, Hổ trượng, Kim tiền thảo. Nếu kiêm táo bón gia
Đại
hoàng, Chỉ thực, Chỉ xác. Nếu đau đớn dữ dội thì gia Mộc hương để hành khí, gia
Bồ
hoàng, Ngũ linh chi để hoạt huyết chỉ thống(*). Vàng da rõ rệt gia Nhân trần,
Đại hoàng,
Khê hoàng thảo.
Viêm túi mật cấp tính và sỏi mật thì dùng phép chữa kể trên, viêm mật mạn tính
thì dùng
Sài hồ, Uất kim, Hoàng cầm, Bạch thược, Hổ trượng, Kim tiền thảo, Huyền minh
phấn, Bồ
hoàng, Ngũ linh chi, Cam thảo.
B. Điểm chủ yếu để luận trị về can đảm
a. Can có bệnh phần nhiều là chứng dương cang, lâu ngày không khỏi dễ tổn hại
đến can
âm, hình thành chứng dương cang âm hư. Phép chữa: Nên dưỡng can âm, bình can
dương. b. Hư chứng của can phần nhiều thuộc âm hư. Do “can thận đồng nguyên” nên phép
chữa là
tư thận dưỡng can(**).

|