Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Tỳ và Vị



A. Biện chứng luận trị

Công năng sinh lý của tỳ chủ yếu là vận hóa, thống huyết. Khi có biến hóa bệnh lý:
- Bệnh của tỳ phần lớn là thấp, là hư (dương hư là nhiều).
- Bệnh của vị phần lớn là nhiệt, thường là thực nhiệt (chứng hư hay gặp là vị âm hư).
Tỳ và vị là gốc của hậu thiên, tỳ, vị hư làm ảnh hưởng đến ngũ tạng, đặc biệt là tâm, thận,
phế (phế tỳ lưỡng hư chứng sẽ giới thiệu ở phần luận trị về phế), chúng có quan hệ rất mật
thiết.
 

1. Tỳ dương hư (tỳ dương bất chấn, tỳ vị hư hàn)
a. Triệu chứng
: Mặt vàng bệch, vùng dạ dày hoặc bụng trướng đau, ưa chườm, nắn, miệng
ứa nước trong, ăn không ngon, phân nát hoặc ỉa lỏng kéo dài, biếng nhác, yếu đuối, tứ chi
lạnh, nước tiểu nhiều mà trong, hoặc đái ít mà phù thũng, bắp thịt gầy mòn, lưỡi nhạt, rêu
trắng, nhuận, mạch hơi chậm hoặc yếu.
b. Bệnh lý: Tỳ dương hư, hàn làm cho công năng vận hóa của tỳ vị giảm yếu, do đó mặt
vàng bệch, ăn uống không biết ngon, phân nát, bụng trên trướng đau, thích chườm (thuộc
hàn), ưa nắn bóp (thuộc hư). Tỳ chủ tứ chi, cơ bắp, tỳ dương bất túc làm cho chân tay
lạnh, mệt mỏi uể oải, cơ bắp gầy mòn. Tỳ dương hư, thì công năng vận hóa thủy thấp
không đủ sức làm việc cho nên nước tiểu trong mà nhiều hoặc ít mà phù thũng, lưỡi nhạt,
chậm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn hoặc nhược là chứng của dương hư.
c. Phép chữa: Nên ôn trung kiện tỳ, thường dùng Quế phụ lý trung thang gia giảm.
Bệnh chứng thần kinh dạ dày, viêm dạ dày mạn, loét tá tràng, công năng tiêu hóa rối loạn,
viêm ruột mạn tính, lỵ mạn tính, phù do suy dinh dưỡng đều là tỳ dương hư, có thể dùng
Quế phụ lý trung thang gia giảm mà chữa. Như loét tá tràng thêm Phật thủ, Ngõa lăng
luyện. Mạn tính viêm ruột thêm Xích thạch chi, Thạch lựu bì. Mjan tính lỵ thêm Mộc
hương, Bạch thược, Đương quy.
 

2. Tỳ, vị khí hư(*) (tỳ vị hư nhược, trung khí bất túc)
a. Triệu chứng
: Mặt vàng, uể oải, ăn uống mất ngon, bụng trên đau hoặc buồn bằn, thích
bóp nắn, bụng trướng, thở có rên, nôn chua, phân nát, lưỡi nhạt, chậm hoặc có ngấn
răng, rêu lưỡi trắng, mạch hư. Nếu tiếng nói trầm, đoản hơi, cử động có cảm giác khí trụt
xuống, hoặc sa dạ dày, sa thận, sa dạ con là phần khí càng hư gọi là trung khí hạ hãm (tỳ
khí bị hãm ở dưới).
Nếu như khí tỳ, vị đều hư, có thể xuất hiện các chứng xuất huyết hoặc phát nhiệt (sốt cao).
Nếu như tỳ, vị khí hư, can khí phạm vị sẽ đau vùng dạ dày, sườn bụng trướng đau, ợ
chua hoặc sôi bụng, ỉa chảy, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền, đây là chứng can vị bất
hòa.

(*) Là sức co bóp dạ dày kém.

b. Bệnh lý: Tỳ vị khí hư sẽ uể oải, ăn ít, bụng đau, ưa sờ nắn, phân nát, mạch hư. Tỳ, vị hư
quá nặng, sức thăng đề không đủ, làm cho nội tạng sa xuống, ngắn hơi, tiếng nói trầm. Do
tỳ, vị khí hư, kém ăn dẫn đến khí huyết đều hư; tỳ không thống huyết sẽ gây nên xuất
huyết, cũng có thể không xuất huyết mà phát nhiệt, loại này không do ngoại cảm mà là
“nội thương phát nhiệt”.
Can đối với tỳ là quan hệ khắc chế và bị khắc chế, can khí hoành nghịch(*) sẽ khắc chế tỳ,
vị, gây nên bệnh ở hệ thống tiêu hóa; tỳ vị hư nhược cũng dễ dẫn đến can khí phạm vị mà
xuất hiện các chứng can vị bất hòa.
c. Phép chữa: Tỳ, vị khí hư, nên kiện tỳ, bổ khí, dùng Tứ quân tử thang gia giảm, hoặc dùng
Tiểu kiện trung thang. Trung khí bất túc nên thăng đề bổ khí, dùng Bổ trung ích khí thang.
Tỳ, vị khí huyết đều hư nên kiện tỳ, bổ khí huyết bằng Quy tỳ thang. Nếu can vị bất hòa
nên sơ can kiện tỳ dùng Tiêu giao tán gia giảm.
Loét dạ dày tá tràng do tỳ vị hư nhược dùng Tứ quân tử thang gia Sài hồ, Phật thủ, Hải
phiêu tiêu, hay Hoàng kỳ kiện trung thang; sa dạ dày, dạ con, trực tràng, dùng Bổ trung
ích khí thang gia châm cứu. Bệnh về huyết dịch như kinh nguyệt quá nhiều do tỳ hư
không thống huyết dùng quy tỳ thang gia thêm thuốc chỉ huyết. Chứng thần kinh dạ dày,
viêm gan mạn tính thuộc can vị bất hòa dùng Tiêu dao tán gia thêm Đảng sâm.
Có một số chứng phát nhiệt chưa rõ nguyên nhân, khi biện chứng có tỳ vị hư nhược, thiên
về khí hư có thể dùng Bổ trung ích khí; khí huyết đều hư dùng Quy tỳ thang. Phép chữa
này gọi là cam ôn trừ nhiệt (trừ nhiệt bằng vị ngọt, ấm).
 

3. Tỳ vị thấp khốn (tỳ hư thấp khốn, thấp khốn tỳ dương)
a. Triệu chứng
: Ăn uống giảm dần, dạ dày đầy tức, có khi tức nhói muốn nôn, miệng nhạt
hoặc khô, thích uống nóng, đầu nặng như có vật đè, chân tay rã rời, ngại nói, ngại làm,
phù thũng, ỉa chảy, khí hư nhiều, rêu lưỡi đầy trơn, mạch hoãn (mạch hơi chậm).
b. Bệnh lý: Tỳ, vị thấp khốn(**) làm công nặng vận hóa thấp trọc(***) bị trở ngại, kém ăn, dạ
dày đầy tức, buồn nôn. Tỳ chủ tứ chi nên chi thể khốn quẫn; thấp khốn ở trong thì thanh
dương(****) không thăng làm cho đầu nặng như đá đè; thấp tụ ở dưới làm cho ỉa chảy,
nhiều khí hư; miệng nhạt hoặc dính, rêu lưỡi dầy trơn, mạch hoãn là chứng thấp nặng;
lưỡi dày non mà mạch hư là tượng lưỡi và tượng mạch của chứng hư. Ngoài thấp khốn
ra, còn có tỳ hư, phần lớn tỳ hư không vận hóa thấp mà tiến triển thành thấp khốn.
c. Phép chữa: nên kiện tỳ, hóa thấp, dùng Vị linh thang. Tỳ hư thấp khốn nên kiện tỳ khử
thấp, dùng Ngũ linh tán với Tứ quân tử thang.

(*) Can khí hoành nghịch: Can khí không rải đều khắp mà ngang, ngược.
(**) Thấp khốn: Chứng thấp nặng.
(***) Thấp trọc: Chất lỏng ẩm không trong sạch.
(****) Thanh dương: Chất nóng ấm và sạch sẽ để nuôi mọi hoạt động của cơ thể.

Viêm dạ dày mạn, viêm ruột mạn, lỵ mạn thuộc về tỳ thấp khốn, dùng phép trên gia giảm
mà chữa. Mạn tính viêm gan, bệnh phù thũng, mà trước có tỳ hư, không thể hóa thấp, sau
đó là thấy thấp khốn thì dùng Sâm linh bạch truật tán để kiện tỳ khử thấp.
 

4. Thấp nhiệt nội uẩn(*) (tỳ uẩn thấp nhiệt)
a. Triệu chứng
: Củng mạc và da dẻ toàn thân vàng vọt, phát ngứa, bụng báng, trướng,
không thiết ăn uống, thân thể mệt mỏi, nước tiểu đỏ, vàng, hoặc thấy miệng khô, đắng,
phát sốt, khát, phân nát, rêu lưỡi vàng trơn, mạch nhu, sác (mạch mềm, nhanh).
b. Bệnh lý: Thấp nhiệt nội uẩn ở tỳ vị làm ảnh hưởng tới tác dụng sơ tiết của gan, mật, dịch
mật tràn ra làm da dẻ vàng, ngứa. Thấp nhiệt nội uẩn, vận hóa thất thường sẽ không
muốn ăn, đại tiện phân nát, tiểu tiện đỏ vàng. Nếu thiên về nhiệt thì miệng khát, đắng,
phát sốt, rêu lưỡi vàng trơn; mạch nhu, sác là chứng của thấp nhiệt nội uẩn.
c. Phép chữa: Nên thanh nhiệt, lợi thấp, dùng Nhân trần khao thang hoặc Nhân trần tứ linh
thang. Viêm gan siêu vi trùng, viêm gan qua truyền máu, cấp tính viêm túi mật thuộc về
thấp nhiệt nội uẩn dùng phép trên mà chữa.
 

5. Tâm tỳ lưỡng hư, tỳ thận dương hư
a. Triệu chứng

- Tâm tỳ lưỡng hư có: Sắc mặt vàng bợt, tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ, mệt mỏi, uể oải,
ăn ít, bụng trướng, phân nát, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế, nhược (nhỏ và yếu).
- Tỳ thận dương hư có: Tinh thần mệt mỏi, yếu hơi, ngại nói hoặc phổi có tiếng rên ẩm.
hen suyễn, tứ chi vô lực, lạnh, ỉa nhão, hoặc tảng sáng ỉa chảy, lưng lạnh, sợ lạnh, toàn
thân phù thũng hoặc bụng có nước, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế, nhược (nhỏ mà yếu).
b. Bệnh lý: 2 loại trên đều do bệnh biến của một tạng mà ảnh hưởng đến một tạng tương
quan, hoặc do bện tà cùng tác động đến 2 tạng mà phát bệnh, như tâm tỳ lưỡng hư thì
thấy tim hồi hộp, mất ngủ hay quên, là chứng của tâm hư, lại thấy kém ăn, bụng trướng,
phân nát, mệt mỏi, uể oải là chứng của tỳ hư. Rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế, nhược là
chứng của tâm tỳ lưỡng hư.
Tỳ thận dương hư ngại nói, yếu hưoi, tứ chi vô lực, lạnh, phân nát là chứng của tỳ dương
hư; tảng sáng có ỉa chảy, lưng lạnh, sợ lạnh, tinh thần bải hoải là chứng của thận dương
hư. Tỳ hư thì sinh đờm, thận không nạp khí thì sinh suyễn. Thận chủ thủy, tỳ vận hóa thủy
thấp, nếu tỳ thận dương hư thì sẽ phù thũng, bụng có nước, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch
tế, nhược là chứng của dương hư.
c. Phép chữa: Tâm tỳ lưỡng hư, nên bổ tâm ích tỳ, thường dùng Quy tỳ thang gia giảm.
Tỳ thận dương hư, nên ôn bổ tỳ thận, thường dùng Chân vũ thang gia giảm.
Bệnh thần kinh chức năng, bệnh huyết dịch thuộc về tâm tỳ lưỡng hư thì dùng phép trên
để chữa.

(*) Thâo nhiệt ẩn náu ở trong.

Bệnh tâm trạng có nguồn gốc từ phế, thấy có tỳ thận dương hư (hen suyễn nhiều đờm,
phù thũng) có thể dùng Chân vũ thang gia Bán hạ, Ma hoàng, Nhục quế. Nếu phù do tim,
xơ gan, bụng có nước, chứng tổng hợp của bệnh thận thuộc về thận dương hư, có thể
dùng Chân vũ thang cùng với Ngũ linh tán. Nếu viêm ruột, lỵ mạn, thấy có tỳ thận dương
hư thì dùng Quế phụ lý trung thang hợp với Tứ thần hoàn chữa.
 

6. Vị hỏa thịnh (tà nhiệt nhiễu vị, vị hỏa tích thịnh)
a. Triệu chứng
: Phát sốt, táo bón, đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy máu mũi,
bứt rứt, miệng khô, đắng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác, đó là chứng của vị hỏa
thịnh.
Vị âm hư có ăn uống kém sút, có khi không ăn, phát sốt nhẹ, sốt về chiều, táo bón, lưỡi
hồng, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế hoặc tế sác.
b. Bệnh lý: Vị hỏa thịnh, dương thịnh thì nhiệt, làm phát sốt, hỏa nhiệt thương âm làm cho
phiền thap (vật vã) táo bón. Hỏa thịnh viêm lên, ép huyết “vọng hành” làm cho thổ huyết,
chảy máu mũi. Hỏa của vị, hỏa theo dương minh kinh mạch (vị kinh) đi lên làm cho chân
răng sưng đau và xuất huyết; vị hỏa thịnh làm cho miệng đắng, khô. Rêu lưỡi vàng, mạch
sác là chứng của nhiệt hỏa.
Vị âm hư cũng xuất hiện chứng lý nhiệt, vì “âm hư sinh nội nhiệt”. Chứng nhiệt này so với
chứng thực nhiệt thì khác nhau, tuy cùng phát sốt hoặc sốt về chiều nhưng nhiệt độ không
cao, tuy có táo bón, nhưng rêu lưỡi không đến nỗi vàng dầy, ngược lại, thấy ít rêu hoặc
không có rêu; ăn uống có giảm nhưng không phải do khí hư (công năng tiêu hóa không
đủ) mà vì âm tân bất túc (dịch tiêu hóa giảm ít) gây nên.
Vị hỏa thịnh có thể thương âm. vị âm hư có thể sinh nhiệt, chứng trước là thực hỏa, sau là
hư hỏa, hai cái đó khác nhau.
c. Phép chữa: Vị hỏa thịnh nên thanh vị hỏa, phải dùng Thạch cao, Tri mẫu, Chi tử, Hoàng
cầm, Đạm trúc diệp. Nếu miệng khát lưỡi khô, thêm Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Sinh địa
hoàng, Thạch tiên đào để công nhiệt. Chứng này cũng có thể dùng Thanh vị tán để thanh
nhiệt lương huyết, làm cho mát huyết.
Vị âm bất túc, nên dưỡng âm ích vị, dùng Thạch hộc, Mạch môn, Liên tử nhục, Sa sâm
hoặc thêm nước lê, nước mía ngọt.
Sốt cao, bệnh loét tá tràng, viêm quanh chân răng, bệnh huyết dịch thụoc về vị hỏa thịnh
có thể dùng phép thanh hỏa mà chữa.
Lao phổi, viêm dạ dày mạn, bệnh đái đường, lỵ thuộc về âm hư, có thể dùng cách dưỡng
vị âm như trên mà chữa.
 

B. Điểm chủ yếu để luận trị về tỳ vị
a
. Tỳ bệnh là thấp nhiều, bất kể là tỳ, vị, hư, hàn, thực, nhiệt, các loại chứng đều kết hợp với
thấp mà làm thành bệnh. Có thể do thấp thịnh mà khốn tỳ, lại cũng vì tỳ hư mà đưa đến
thấp khốn. Khi chữa thì cần theo bệnh tỳ hư, thực dễ chuyển hóa và thường có đặc điểm
thực hư dễ lẫn lộn. Cần phân chia thực nhiều hư ít hay ngược lại mà vận dụng linh hoạt 2
phép hóa thấp và kiện tỳ.
b. Chứng hư của tỳ thường thấy kèm cả chứng hư của tâm, thận cần trị cùng lúc cả 2 tạng.
Phế hư lâu ngày không khỏi cũng sinh ra chứng tỳ hư, dùng phép bổ tỳ cũng làm cho phế
khí sung túc, phép này gọi là “bồi thổ sinh kim”.
c. Tỳ và vị là biểu lý với nhau, lâm sàng tháy chứng hàn, chứng hư, là chứng thuộc về vị.
Dương hư thuộc tỳ, âm hư thuộc vị.
 

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 10) 2587215 lượt người truy cập vào Website này!