A. Biện chứng luận trị
Công năng sinh lý của phế chủ yếu là chủ khí, túc giáng(*). Khi có biến hoá bệnh
lý phần lớn là
có bệnh thuộc hệ thống hô hấp. Biểu hiện của thực chứng, hàn chứng có đờm trọc
trở phế(**),
phế hàn ho, suyễn; thực chứng, nhiệt chứng, có phế nhiệt ho, suyễn; thuộc hư
chứng có phế
khí hư, phế âm hư, phế tỳ lưỡng hư, phế thận lưỡng hư. Bệnh của đại trường
thường là thấp
nhiệt.
1. Đàm trọc trở phế (đàm ẩm phạm phế)
a. Triệu chứng: Ho, hen, trong hầu có tiếng đờm, đờm dẻo mà nhiều; ngực, sườn
buồn tức
đau đớn, không thể nằm ngửa, rêu lưỡi đục trơn, mạch hoạt. Nếu kiêm hàn sẽ thấy
đờm
trong và nhiều, mạch chứng phế hàn; nếu kiêm nhiệt sẽ thấy mạch chứng phế nhiệt.
b. Bệnh lý: Đàm trọc trở phế, phế khí bất túc sinh ra khí suyễn, đờm dính đều mà
nhiều,
ngực sườn đầy tức, đau đớn, không thể nằm ngửa. Rêu lưỡi đục, trơn, mạch hoạt là
đàm
chứng. Nếu kiêm phế hàn thì đờm trong mà nhiều bóng bọt, lưỡi nhạt, rêu trơn,
mạch
hoãn hoạt, nếu kiêm nhiệt thì đờm nhiều, vàng đều, hoặc kiêm phát sốt, lưỡi
hồng, rêu
vàng, mạch hoạt sác (trơn, nhanh).
c. Phép chữa: Nên tả phế, trục đàm thường dùng Đình lịch đại táo tả phế thang,
hoặc Tam
tử bình suyễn thang (ngày xưa gọi là Tam tử dưỡng tân thang) gia giảm, và nên
xem bệnh
kiêm hàn hay nhiệt để gia giảm.
Hen do viêm phế quản mạn, phổi ướt, lao, viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi đều
thuộc
đàm trọc trở phế, có thể dùng cách trên để chữa. Giãn phế quản cũng thuộc đàm
trọc trở
phế, song phải gia thêm Tang bạch bì, Bách bộ, Bạch cập, Qua lâu, Tử uyển.
2. Phế hàn khái suyễn (phong hàn thúc phế: phế bị gió lạnh làm ho)
a. Triệu chứng: Ho dồn dập, mạnh, thở gấp, đờm dính trắng mà nhiều, hoặc đờm
lỏng, dễ
bong, nặng thì ho hen tức ngực không thể nằm ngửa, hoặc có sốt, sợ gió, rêu lưỡi
trắng
nhạt, mạch phù khẩn hoặc khẩn (nổi, căng to).
b. Bệnh lý: Phế có hàn tà hoặc hàn đàm thì phế khí không túc giáng, làm cho ho
có nhiều
đờm, nặng thì tức ngực, hen gấp, không thể nằm ngửa. Nếu do hàn tà gây bệnh thì
phát
sốt, sợ lạnh. Rêu lưỡi trắng nhạt, mạch khẩn là mạch tượng và hình lưỡi của hàn
chứng.
c. Phép chữa: Nên ôn phế, khử hàn, trục đàm, dùng Tiểu thanh long thang. Viêm
phế quản
cấp, mạn, hen do viêm phế quản, hen phế quản thuộc hàn tà gây bệnh đều có thể
dùng
Tiểu thanh long thang mà chữa. Nếu phổi ướt thuộc về hàn đàm nội trở lại lấy đờm
nhiều
làm chứng chính, nên dùng Linh quế truật cam thang gia giảm. Nếu hen suyễn làm
chứng
chính, dùng Tiểu thanh long thang hoặc Tam ảo thang gia Địa long, Bán hạ để trừ
đờm
định suyễn.
(*) Túc giáng: Đưa xuống nghiêm chỉnh.
(**) Trở phế: Vướng ở phế.
3. Phế nhiệt khái suyễn (phổi nóng mà ho hen)
a. Triệu chứng: Ho, suyễn gấp, đờm vàng, dẻo đều, hoặc ho nôn máu mủ, mùi hôi
tanh,
hầu họng đau hoặc tức ngực, sợ lạnh phát nóng, lưỡi hồng rêu vàng hoặc vàng
trơn,
mạch sác hoặc hoạt sác (trơn, nhanh).
b. Bệnh lý: Phế nhiệt ho suyễn là phế có thực nhiệt; viêm phổi cấp, đờm nhiệt
kết dẻo lại,
phế khí không được tuyên thông, càng thấy ho, suyễn; nếu đàm nhiệt trở tắc, phế
mạch
không thư thì thấy tức ngực. Nếu nhiệt thịnh huyết ứ, huyết nhục hủ bại(*), sẽ
nôn ra mủ,
máu, sốt nóng, rét. Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trơn, mạch sác hoặc hoạt là tượng
lưỡi hoặc
tương mạch của nhiệt chứng, thực chứng.
c. Phép chữa: Nên thanh phế hoá đờm, chỉ khái, bình suyễn, dùng Ma hạnh thạch
cam
thang, hoặc Vĩ kinh thang, gia thêm các vị trừ đờm, bài mủ (như Triết bối mẫu,
sao Xuyên
sơn giáp, gia Bồ kết, Bồ công anh(*), Ngư tinh thái(**)).
Viêm phế quản cấp, mạn, hen phế quản thuộc phế nhiệt, dùng Ma hạnh thạch cam
thang;
nếu lưỡi hồng, rêu vàng khô, sốt về chiều là phế nhiệt thương tân, thì dùng Tả
bạch tán
gia giảm (hen suyễn gia Ma hoàng, Khổ hạnh nhân; ho dữ gia Triết bối mẫu, Qua
lâu).
Chứng nhiệt của viêm phổi thời kỳ đầu và giữa thì dùng Ma hạnh thạch cam thang
hoặc
kết hợp với Vĩ kinh thang gia rau Dấp cá. Giãn phế quản thuộc phế nhiệt chứng
dùng Vĩ
kinh thang gia Bách bộ, Bạch cập. Viêm ổ mủ trong phổi thuộc phế nhiệt, dùng Vĩ
kinh
thang gia Bại tương thảo, rau Dấp cá, Triết bối mẫu, Bồ công anh. Nếu là phế táo
ho
hắng, xem chứng táo của biện chứng về ôn nhiệt bệnh.
4. Phế khí hư
a. Triệu chứng: Ho, thở ngắn hơi, có khi suyễn gấp hoặc thở hít khó khăn, đờm
nhiều mà
lỏng, mệt mỏi, ngại nói, tiếng trầm yếu, sợ lạnh, ra mồ hôi, sắc mặt trắng nhợt,
chất lưỡi
nhạt, mạch hư nhược, ho thấy đau ngực, ven lưỡi có nốt ứ là khí hư kiêm huyết ứ.
b. Bệnh lý: Phế khí hư, khí bất túc gây ho, ngắn hơi, tiếng nói trầm yếu. Khí hư
tất sinh
đờm, đờm nhiều, lỏng; phế khí bất túc, da không săn, nên sợ lạnh, tự ra mồ hôi.
Chất lưỡi
nhạt, chậm, mạch hư nhược là tượng mạch và tượng lưỡi của chứng hư, sắc mặt
trắng
nhợt chủ về phế khí bất túc.
c. Phép chữa: Nên ích khí trừ đờm, thường dùng Hoàng kỳ, Đảng sâm, Ngũ vị tử, Tử
uyển,
Bán hạ, Hải phù thạch(***), Quất hồng, Chích cam thảo, gia giảm mà chữa. Nếu do
các
bệnh khác làm phế khí hư gây ra thở hít khó khăn thì dùng Ngải cứu huyệt Chiên
trung.
Nếu hơ cứu vô hiệu thì cứu trực tiếp, rồi tuỳ chứng mà luận trị. Nếu phế khí hư
lại kèm
theo ứ huyết thì nên trừ đàm ích khí thêm Tam lăng, Nga truật để hoạt huyết trừ
ứ. Nếu
huyết ứ lại có thêm máu trong đờm thì gia Bồ hóng bếp, Bách thảo sương(****),
hoặc Than
tóc rối để cầm máu.
(*) Huyết nhục hủ bại: Máu thịt nóng rát.
(*) Bồ công anh: Rau Diếp dại.
(**) Ngư tinh thái: Rau Dấp cá.
(***) Hải phù thạch: Đá bọt biển hay dùng trong nghề sơn mài.
(****) Bách thảo sương: Nhọ muội ở đít nồi đun củi.
Viêm phế quản mạn, lao phổi, phổi ướt, thuộc về phế khí hư, có thể dùng phép
trên để
chữa. Hen phế quản có kiêm khí đoản, chất lưỡi non chậm, có ngấn răng ở lưỡi,
mạch
nhược, là chứng phế khí hư, nên dùng phương trừ đàm định suyễn gia Hoàng kỳ,
Đảng
sâm, Bạch truật để bổ khí.
5. Phế âm hư (âm hư phế táo)
a. Triệu chứng: Ho không có đờm, hoặc ít mà dính, có khi lẫn ít máu, sốt về
chiều, mồ hôi
trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, sau giờ ngọ má đỏ, mất ngủ, miệng khô, họng
rát,
hoặc tiếng nói khàn câm gần mất, lưỡi hồng, chậm, ít rêu, mạch tế, sác (nhỏ mà
nhanh).
b. Bệnh lý: Phế âm hư, tân dịch bất túc nên ho không có đờm hoặc đờm ít mà dính,
tân dịch
bất túc không đủ làm mềm các phế mạch, phế lạc dễ vỡ vì ho nên có máu trong đờm.
Âm
hư sinh nội nhiệt gây sốt về chiều, lòng bàn chân, bàn tay nóng, miệng khô, họng
rát. Âm
hư nên thuỷ không chế được hoả, nội hoả nhiễu động, giúp cho tân dịch tiết ra
ngoài đưa
đến mồ hôi trộm, nội nhiễu tâm thần làm cho mất ngủ; lưỡi hồng, chậm, ít rêu,
mạch tế
sác, là tượng mạch, tượng lưỡi của chứng âm hư; sau ngọ, gò má đỏ là sắc mặt
thường
thấy của phế âm hư.
c. Phép chữa: Nên tư âm dưỡng phế dùng Bách hợp cố kim thang gia giảm. Lao phổi,
viêm
phế quản thuộc phế âm hư, dùng phép trên điều trị, Giãn phế quản thuộc phế âm hư
dùng
Bách hợp, Bách bộ, Bạch cập, Ngũ vị tử, Hải phù thạch, Chỉ xác, Tiên lạc thảo
gia giảm
mà chữa.
6. Phế tỳ lưỡng hư, phế thận lưỡng hư
a. Triệu chứng: Phế tỳ lưỡng hư thuộc hư chứng, biểu hiện: Ho kéo dài ngày, đờm
nhiều,
trong, lỏng, sắc mặt gày còm, phờ phạc, mệt mỏi, kém ăn, bụng trướng, ỉa nhão,
lưỡi
mỏng chậm, sắc nhạt, rêu trắng, mạch tế hoặc hư đại (mạch nhỏ, hoặc to mà rất
yếu).
Phế thận lưỡng hư thuộc âm hư, biểu hiện: Ho ít, ít đờm, cử động thì hụt hơi,
mặt trắng,
gò má đỏ, sốt về chiều hoặc ngũ tâm phiền nhiệt, gầy mòn, mất ngủ, mồ hôi trộm,
đêm
đến khô miệng, lưng đau, đùi nhẽo, di tinh, lưỡi hồng, rêu ít, mạch tế sắc (nhỏ
mà nhanh).
b. Bệnh lý: Tỳ và phế, phế và thận đều có tác dụng tương sinh giúp đỡ nhau, một
tạng hư sẽ
dẫn đến 2 tạng cùng hư, sinh ra chứng bệnh của 2 tạng. Như phế tỳ khí hư có
chứng ho lâu
ngày, nhiều đờm trong, lỏng, của phế hư; lại có mệt mỏi, phân nát, bụng trướng,
gầy mòn, ăn
ít là chứng của tỳ hư. Phế thận lưỡng hư là chứng của âm hư, ngoài việc có chứng
của phế
hư còn có chứng của thận âm hư là đêm đến miệng khô, lưng đau, đùi nhẽo, di
tinh.
c. Phép chữa: Tỳ phế lưỡng hư nên bổ tỳ, ích phế dùng Hương sa lục quân tử thang
gia
giảm. Phế thận lưỡng hư nên tư bổ phế thận, dùng Lục vị địa hoàng thang gia giảm
Thiên
hoa phấn, Mạch môn, Sa sâm.
Lao phổi dùng thuốc chống lao lâu ngày không khỏi, cần nghĩ đến phế hư và cần
phân
biệt thuộc về tỳ phế lưỡng hư, hay thuộc về phế thận lưỡng hư, có thể dùng Tân
dược
(Tây y) chống lao, Đông dược để bổ hư. Ví dụ: Lao phổi có hang, lâu ngày không
kín, nên
dùng thuốc bổ phế tỳ kết hợp với thuốc chống lao (Tây y), có thể nâng cao hiệu
quả.
7. Đại trường thấp nhiệt
a. Triệu chứng: Đau bụng, ỉa chảy hoặc lý cấp hậu trọng(*), ỉa có chất nhầy máu
mủ, hoặc ỉa
có máu, có mụn trĩ, lưỡi hồng, rêu dày trắng, hoặc vàng trơn, mạch trầm sác (ấn
sâu mới
thấy mà nhanh).
b. Bệnh lý: Thấp nhiệt tụ ở đại trường, tà chính cùng tranh nhau làm cho đau
bụng, ỉa chảy.
Thấp nhiệt rất thịnh làm hại đến khí huyết. Trọc khí đọa xuống làm cho thành lý
cấp hậu
trọng; xâm phạm tới kinh mạch làm cho đại tiện có mủ máu. Thấp nhiệt trệ ở huyết
mạch
làm cho ỉa ra máu có mụn trĩ.
c. Phép chữa: Nên thanh lợi thấp nhiệt. Nếu thấp nhiệt tiết tả(**), thì dùng Cát
căn hoàng
cầm hoàng liên thang. Nếu thấp nhiệt lỵ kiết, thì dùng Bạch đầu ông thang. Nếu
thấp nhiệt
ỉa ra máu hoặc mụn trĩ ra máu, dùng Hoè hoa, Địa du, Kim ngân hoa, Đông qua
nhân,
Trắc bách diệp, Than kinh giới, Chỉ xác.
B. Điểm chủ yếu để luận trị về phế, đại trường
a. Phế chủ túc giáng, bệnh của phế lấy thanh túc phế khí(***), làm phép chữa chủ
yếu.
Nhưng phế khí bất túc, đờm khó bong ra hoặc phế khí đại hư thì cần thăng đề bổ
khí (bổ
khí nâng khí lên).
b. Phế thực nhiệt và phế âm hư đều dẫn đến khái huyết, lạc huyết, nhưng 2 cái đó
có tính
chất khác nhau cần biện chứng kỹ để thấy các tượng khác nhau mà chữa mới đạt kết
quả.
c. Phế và đại trường là biểu lý: Cả 2 có quan hệ qua lại, do đó khi chữa cần xem
các ảnh
hưởng đó. Ví dụ: Chứng thực nhiệt của phế, kiêm dùng thuốc tả đại trường, có lợi
cho
phế khí túc giáng. Khí giáng bất túc gây táo bón (tập quán táo bón) không nên
dùng phép
tả mà nên dùng bổ phế khí, nhuận đại trường mà chữa.

|