Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ - QUAN HỆ GIỮA NGŨ TẠNG VỚI NHAU


Quan hệ giữa tạng với tạng, giữa phủ với phủ, giữa tạng với phủ mật thiết khác thờng. Có một số mặt có thể bàn tới. Hiện lâm sàng thường thấy quan hệ giữa tạng và tạng phân ra như sau:

A. Tâm và phế

Tâm chủ huyết. Phế chủ khí. Tâm Phế giúp nhau cùng giữ tuần hoàn của huyết dịch. Tâm huyết đủ thì phế khí dồi dào. Phế khí dồi dào thì Tâm huyết có máu chảy đều. Ngược lại, Phế khí bất túc cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn huyết dịch. Công năng của Tâm không tốt có ảnh hưởng đến hô hấp.

B. Tâm và Thận

Tâm ở thượng tiêu thuộc hỏa. Thận ở hạ tiêu thuộc thủy. Trong tình huống bình thường, cả hai cùng quan hệ tương hỗ, giữ gìn điều hòa, hiệp đồng (Tâm Thận tương giao, thủy hỏa tương tế). Nếu phá vỡ quan hệ bình thường đó, sẽ xuất hiện Tâm phiền, mất ngủ, đầu váng, tai ù, lưng, gối mềm mỏi, gọi là chứng "Tâm Thận bất giao".

C. Tâm và Can

Tâm chủ huyết mạch toàn thân. Can có công năng chứa giữ và điều tiết huyết dịch. Cả hai có quan hệ mật thiết. Nếu Tâm khí bất túc làm cho huyết hao Can hư, xuất hiện chứng "Huyết bất dưỡng cân”, sẽ thấy gân, xương đau buốt, co quắp, co giật.

D. Tâm và Tỳ

Tỳ chủ vận hóa, rất cần sự nuôi dưỡng của Tâm huyết và sự thôi động của Tâm dương, công năng của Tâm cũng cần Tỳ phun tưới thủy cốc tinh vi để hoạt động. Thứ nữa là Tâm chủ vận hành huyết dịch. Tỳ có công năng thống nhiếp huyết dịch, làm cho Tâm, Tỳ có quan hệ mật thiết. Lâm sàng thường thấy có chứng "Tâm Tỳ lưỡng hư” biểu hiện là tim thổn thức, hay quên, mất ngủ, sắc mặt vàng yếu, ăn ít, ỉa phân nát.

Đ. Can và Tỳ

Can khí quá vượng hoặc Tỳ khí quá hư đều dễ xuất hiện chứng "Can mộc thừa Tỳ” (Can Tỳ bất hòa) biểu hiện sườn đau, đau dạ dày, đau bụng.

E. Can và Phế

Bình thường thì Phế khắc Can. Nhưng khi có bệnh thì Can phản khắc Phế. Ví dụ: Phế khí vốn hư không chế được can, do đó mà can khí thượng nghịch làm cho Phế khí túc giáng bị vướng, sẽ thấy ngực cách trướng đầy, không thư. Lại như Can hỏa quá thịnh thì hun đốt Phế, gây ra dễ cáu bẳn, đau sườn ngực, ho khan hoặc ho lẫn đờm với máu gọi là "Mộc hỏa chế kim" (tương vũ)*.

G. Can và Thận

Can va Thận có quan hệ mật thiết. Trong Đông y có câu “Can Thận đồng nguỵên”. Can nhờ Thận thủy (Thận âm) tư dưỡng lại, Thận thuỷ bất túc, âm hư thì không liễm được dương sẽ gây ra “Can dương thượng cang” xuất hiện chứng đau đầu, cao huyết áp.

H. Tỳ và Phế

Phế khí nhờ Tỳ vận hóa thủy cốc tinh vi nuôi dưỡng trở lại. Trên lâm sàng đối với bệnh Phế khí hư, có thể dùng phương pháp bổ Tỳ ích Phế để chữa chạy.

I. Tỳ và Thận

Vận hóa của Tỳ nhờ Mệnh môn hỏa của thận giúp đỡ, cho nên Mệnh môn hỏa bất túc, gây ra công năng của Tỳ giảm, xuất hiện chứng ỉa chảy. Ngoài ra Tỳ còn có thể chế Thận thủy, nếu Tỳ hư, công năng vận hóa giảm mà không chế được thủy, làm cho Thận thủy nhiễu loạn, xuất hiện phù thũng.

K. Phế và Thận

Phế chủ khí. Thận chủ nạp khí, Thận cũng giáng. Phế khí túc giáng. Nếu thận dương hư, không thể nạp khí, thì thấy suyễn súc**. Trên lâm sàng, do thận hư mà đưa đến hen suyễn cần thẹo cách bổ thận mà chữa.

* Tương vũ: hỗn láo với nhau
** Suyễn súc: hen suyễn rút cổ lại

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 9) 2588529 lượt người truy cập vào Website này!