Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Chữa bệnh bằng võ công - Kỳ 8


Kỳ 8: Châm cứu chữa viêm tắc tĩnh mạch chi
Không ít phụ nữ không may bị viêm tắc tĩnh mạch chi đã may mắn vượt qua bệnh tật khi được chữa trị bằng những phương pháp bí truyền tại Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Nam y - Đo Kinh lạc - Châm cứu - Hà Nội.

Chị T.H, 56 tuổi, ở ngõ 105 Láng Hạ - Hà Nội kể, mới ngoài hai mươi tuổi chị đã bị chứng đau như kim châm vào người, ở tay, khuỷu tay, khớp tay. Đi khám, bác sĩ kết luận chị bị viêm tắc tĩnh mạch chi (tay). Đã chữa nhiều nơi, nhưng chị cảm nhận cùng với tuổi tác, bệnh không thuyên giảm. Thậm chí, trầm trọng tới mức đã có bác sĩ khuyên chị mổ tháo khớp. Không những thế, bệnh đã gây cho chị chứng mất ngủ. Mỗi ngày, giờ đây chị chỉ ngủ được chừng 3-4 tiếng. Điều lạ nữa là dù thời tiết nắng nóng nhưng trước gió quạt điện đôi tay chị không chịu nổi, luôn cảm thấy lạnh và phải mặc áo dài tay.

Mắc bệnh từ hồi chưa lập gia đình, nay chị đã về hưu gần một năm. Viêm tắc tĩnh mạch chi đã đeo đẳng hàng chục năm nay, nên gần như ai mách cho phương thuốc hay tài liệu về căn bệnh này chị đều tìm hiểu. Một người bạn mách cho chị tới chữa theo những phương pháp ở Phòng Chẩn trị Nam y - Đo Kinh lạc - Châm cứu (thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ trong y học cổ truyền - Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Phòng 106 nhà L2 Tập thể 93 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội). Đó là phương pháp sử dụng máy Đo Kinh lạc để chẩn đoán bệnh, kết hợp châm cứu của cố Lương y Lê Văn Sửu, cùng việc dùng các bài thuốc bí truyền của Nhà sư - Thượng tọa Thích Thanh Thìn (người nổi tiếng về chữa thuốc Nam tại khu vực Chùa Hương), bên cạnh ứng dụng phép dùng thuốc trong Kỳ Môn Y Pháp của Dược sĩ - lương y Đào Kim Long.

Ông Đinh Lai Thịnh - giám đốc Trung tâm là học trò của ba người thầy nổi tiếng trên, đặc biệt ông được kế thừa những bí quyết chữa viêm tắc tĩnh mạch chi bằng châm cứu của cố Lương y Lê Văn Sửu, mà hồi còn sống vị cố lương y này đã từng chữa khỏi cho nhiều người bệnh. Ông nhận chữa cho chị T.H bắt đầu từ ngày 10/5/2011, với hai đợt châm cứu đầu tiên kết hợp dùng thuốc Nam y, mỗi đợt 10 ngày. Chị T.H cho biết, mười ngày châm cứu đầu tiên chị đã cảm nhận những cơn đau như kim châm vào người giảm rõ rệt. Sang đợt thứ hai chị cảm nhận cơn đau nhẹ hơn nữa và không thường xuyên hàng ngày như trước. Hiện chị đang nghỉ điều trị, chờ tiếp tục châm cứu đợt ba. Song chị kể, đã thấy ngủ tích cực hơn, giấc ngủ sâu hơn. Mừng nhất là không còn đau đớn nữa. Những đợt nắng nóng gần đây, chị đã có thể dùng quạt điện cho thổi gió thẳng người và mặc áo cộc tay bình thường, không cảm giác sợ gió, sợ lạnh như trước.

Trạc tuổi chị T.H, chị P.H 57 tuổi ở Tổ 1, Giáp Nhất, Nhân Chính, Hà Nội bị teo tay phải, thường đau ở hai đầu ngón tay. Chị bắt đầu châm cứu đợt đầu ngày 6/10/2010, đến ngày 29/11/2010 qua ba đợt châm cứu. Hai đầu ngón tay không còn thấy đau nữa, điều chị lấy làm ngạc nhiên là việc châm cứu đã đưa tay phải của chị đã gần to ra như bình thường.

Chữa viêm tắc tĩnh mạch theo phương pháp của cố Lương y Lê Văn Sửu
Trở lại câu chuyện cố lương y Lê Văn Sửu hồi còn sống từng chữa khỏi cho nhiều người bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi bằng châm cứu, mà những bí quyết đó nay truyền lại cho thế hệ học trò, đặc biệt là ông Đinh Lai Thịnh đang kế thừa. Theo nhiều tài liệu ghi chép mà cố lương y Lê Văn Sửu để lại, nay ông Đinh Lai Thịnh đang lưu giữ dẫn chứng chữa chứng viêm tắc tĩnh mạch hiển (tĩnh mạch nông) chi trên: Một bệnh nhân tên P.T.H bị chứng tê cánh tay, bàn tay trái. Sau khi đo nhiệt độ kinh lạc, trong bảng tính số đo của cô, cố lương y thấy có mô hình chứng đau đốt sống cổ, đau đã lan toả xuống cánh tay. Khi khám kỹ cánh tay, thấy phía trên tĩnh mạch cẳng tay trung gian, chỗ rất gần khuỷu tay có một cục sưng rắn, to bằng hạt ngô. Lần theo tĩnh mạch này xuống đến nửa dưới cẳng tay, lại thấy một đoạn tĩnh mạch rắn cứng như một chiếc đũa ăn cơm, dài chừng 6 cm. Cố lương y nhận lời chữa cho cô, nhưng quyết định sẽ lồng ghép chữa cả chứng đau đốt sống cổ lan toả xuống cánh tay và chứng viêm tắc tĩnh mạch hiển này cho cô.

Cố lương y dẫn theo Sách bệnh học: “Viêm tắc tĩnh mạch là tĩnh mạch viêm, đồng thời có huyết khối nghẽn tắc. Thường là do chứng viêm hoá mủ lan rộng đến ống tĩnh mạch. Hoặc do tiêm vào trong tĩnh mạch loại thuốc gây kích thích xoang trong huyết quản, do khi có vết đâm làm tổn thương màng trong huyết quản đưa đến viêm tắc. Đông y cho rằng bệnh này là do cảm nhiễm thấp độc, đã đưa đến khí huyết ứ trệ, mạch lạc mất hoà.

Diễn biến của bệnh như sau:
- Trong thời gian gần nhất, đã có chứng viêm hoá mủ, có trải qua tiêm tĩnh mạch.
- Do nhiễm trùng mà dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch dưới da. Ven theo tĩnh mạch, trên kinh lạc sưng đỏ, hoặc có nút kết dạng sợi dây thừng, chạm vào thì đau đớn.
- Do huyết dịch uất trệ, gây ra tĩnh mạch chi dưới cong căng, cục bộ sưng đỏ, đau tức khó chịu. Khi đi, chạy quá nhiều, hoặc đứng quá lâu thì chứng trạng nặng thêm.
- Thời gian cấp tính có thể có phát sốt, là chứng trạng toàn thân.
Ở nước ta vào mùa hạ, những người làm lao động ngoài trời nắng thời gian dài, hoặc làm việc bên miệng lò nhiệt độ cao, thường bị bệnh này. Những người khi bị nóng quá, họ lại muốn thấy mát ngay, họ đã dội rửa tay chân bằng nước lạnh một cách đột ngột, do đó mà thành bệnh.

Các sách đều ghi phương huyệt chữa chứng viêm tắc tĩnh mạch chi bằng châm cứu như sau: - Chi trên: Lấy các huyệt: Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà. - Chi dưới: Lấy các huyệt: Uỷ trung, Thừa sơn, Túc tam lý, Tam âm giao”.

Khi chữa cho bệnh nhân P.T.H, cố lương y đã vận dụng kết hợp phương kinh nghiệm của tiền nhân: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao, cùng với các huyệt: Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà. Cũng tổng hợp năm loại thủ pháp: Từ tật, niệm chuyển, đề sáp, cửu lục, khai bế, đều làm phép tả (36 x 3 = 108). Và bệnh viêm tắc tĩnh mạch hiển (nông) chi trên ở cô P.T.H đã được chữa khỏi hẳn bằng châm cứu.

Chữa chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới: Một bệnh nhân tên N 27 tuổi, nghề nghiệp giáo viên bị chứng kinh nguyệt không đều, khi đi khám bệnh, các bác sỹ đã điều trị bằng thuốc nội tiết tố. N uống kéo dài đến tháng thứ 7, thì phát hiện đau chân. Chân trái N đi nhiều thì sưng lên, đau đớn. Đêm nằm phải gác cao chân mới chịu nổi. Nếu đi nhiều thì phải cuốn băng thun để hạn chế máu dồn xuống, chân mới bớt sưng đau. Cố lương y dẫn theo một tài liệu: “Tắc tĩnh mạch chậu đùi (tĩnh mạch sâu), còn gọi là “sưng đùi trắng đau đớn.” Bệnh do huyết ứ vướng ở lạc mạch, đường về của doanh huyết bị vướng, nước tân thấm tràn ra ngoài mạch, tụ lại làm thấp, thấm lưu ở chi dưới mà thành.

Nguyên nhân và diễn biến bệnh:
1 - Bệnh thường phát ở đàn bà sau khi đẻ. Cũng có thấy ở người mắc tai nạn bị gẫy xương mu, và sau khi bị mổ ổ bụng. Bệnh thường thấy ở chi dưới bên trái.

2 - Toàn chi dưới sưng căng, màu sắc da không thay đổi, cũng đôi khi có thể xuất hiện màu tím bầm, khi đứng lâu thì rất rõ rệt.

3 - Cạnh trong đùi và bắp chân có đau đớn nhè nhẹ, ấn vào thì đau hơn.

4 - Máu đông trong mạch, khi rơi ra, tiến vào mạch máu ở phổi, có thể gây nên mạch máu ở phổi co giật và tắc nghẽn. Nếu bệnh nhân thấy đau ngực, thở dồn, ho ra máu, sắc mặt xanh tím, mạch đập nhanh mà yếu, huyết áp tụt xuống thấp, là bệnh tình nghiêm trọng và rất nhanh tử vong”.

Khi nhận chữa bệnh nhân N. cố lương y có thêm một tài liệu bổ sung vào nguyên nhân bệnh, đó là do dùng thuốc tránh thai nội tiết tố kéo dài. Nhưng theo những tài liệu chuyên sâu về viêm tắc mạch máu nguyên nhân bệnh có thể khác nhau, nhưng đều phải thông qua tác động vào cơ chế sinh huyết. Lượng tiểu cầu trong máu tăng cao, hình thành khối máu đông, bám vào thành mạch, gây ra cản trở lưu thông máu, làm biến dạng thành mạch.

Sau khi đo nhiệt độ kinh lạc ở bệnh nhân N., cố lương y quyết định dùng phương huyệt kinh nghiệm của tiền nhân, mà không theo số đo kinh lạc để lập phương huyệt mới. Phương này, theo sách mô tả, sẽ đạt được các yêu cầu: “Hoá ứ, thông lạc, lợi thấp”, lại gồm những huyệt rất thường dùng là: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao. Cố lương y châm theo đúng thứ tự trước sau của huyệt. Các huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao, châm cả hai bên. Thủ pháp làm tổng hợp 4 loại: Từ tật, khai bế, niệm chuyển, đề sáp, cửu lục, theo tả pháp (36 x 3 = 108). Mỗi ngày một lần châm.

Chữa chứng viêm tắc động mạch chi dưới: Có lần bệnh nhân Ph ở phố Lò Đúc, là công nhân đã nghỉ mất sức theo chính sách lao động, hai chân sưng đỏ lên, chân đau nhức nhiều, vết sưng đỏ từ trên vùng cổ chân, xuống mu bàn chân. Các ngón chân đều tê dại, gan bàn chân nóng rát như bị bỏng. Khi bước đi, cảm giác như có rất nhiều gai nhọn đâm vào lòng bàn chân. Đi khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế, các bác sỹ nói rằng cô bị bệnh viêm tắc mạch máu. Cố Lương y Lê Văn Sửu nhận chữa. Dẫn theo tài liệu: “Nguyên nhân bệnh nổi rõ lên, thường do bị lạnh cóng, ẩm thấp. Sau khi bị hàn thấp, khí huyết ứ trệ, làm cho mạch lạc dần dần vướng tắc không thông, phát sinh đau đớn. Bệnh lâu ngày do không được khí huyết nuôi dưỡng, có thể phát sinh hoại tử.

Diễn biến của bệnh: - Người bệnh phần nhiều là nam giới (theo khảo sát của Trung Quốc), độ tuổi từ 25 đến 45, ( ở Việt Nam, cố lương y gặp nữ giới mắc bệnh này cũng nhiều, độ tuổi cũng lớn hơn). Bệnh ưa phát ở đầu chót tứ chi, thường thấy nhất ở chi dưới, là loại bệnh mạn tính. - Thời gian đầu, chi có bệnh sợ lạnh, có cảm giác tê như gỗ. Vùng bắp cẳng chân, bàn chân có đau đớn không định chỗ. Xuất hiện đi khập khiễng không liên tục. Chủ yếu là do chi có bệnh bị thiếu máu. Có một số người bị bệnh viêm tĩnh mạch hiểm ở chi dưới, do tắc máu mà bệnh di chuyển ngược sang động mạch. - Thời kỳ giữa của bệnh, chân giảm rõ rệt độ nóng ấm, sợ lạnh, có hiện tượng kém dinh dưỡng. Chi có bệnh đau đớn liên tục, đau nhiều hơn về ban đêm. Khi người bệnh nằm, nâng cao chân có bệnh sẽ thấy màu da trắng bủng. Khi thả chân có bệnh xuống thấp, thấy rõ da có sắc đỏ tím. Sức đập của động mạch ở mu bàn chân và động mạch sau cẳng chân nhỏ yếu dần và mất đi. - Thời kỳ cuối đau đớn dần dần nặng thêm, ngón chân phát sinh vỡ loét, hoặc hoại tử (thường là thể khô). Nếu có phát kèm nhiễm trùng, cục bộ sẽ kiêm có sưng đỏ, đau đớn sẽ dữ dội thêm, lại có thể xuất hiện chứng trạng toàn thân...”.

Cố lương y Lê Văn Sửu tiến hành châm phương kinh nghiệm của tiền nhân: “Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao” (do phương này có thể chữa chứng viêm mạch máu nói chung, gồm cả động và tĩnh mạch. Để chữa chứng tê các ngón chân, cố lương y thêm nhóm huyệt Bát phong, ở khe nối giữa các ngón chân với bàn chân. Mỗi chân có 4 khe, hai chân có 8 khe). Với chứng đau buốt lòng bàn chân, cố lương y châm huyệt Dũng tuyền. Các huyệt trên ông đều dùng tổng hợp năm thủ pháp: Từ tật, niệm chuyển, đề sáp, cửu lục, và khai bế, làm tả pháp (36x3 =108). Mỗi ngày châm một lần, một tuần châm 5 ngày. Sau khi được ông chữa, bệnh nhân Ph đi siêu âm, bác sỹ đọc kết quả: “Trong mạch không có máu đông, thành mạch trơn nhẵn, lưu lượng máu trong mạch tốt, không còn dấu hiệu viêm tắc”. Và giờ đây, người học trò Đinh Lai Thịnh đang cùng đội ngũ nhân viên của mình kế thừa những kinh nghiệm quý báu của cố lương y Lê Văn Sửu để lại.

Theo Hoàng Nghĩa Nam, Tri thức Trẻ số 359 ngày 10/7/2011.
..........................................



BOX 1:
Với trường hợp bị suy tĩnh mạch, ông Đinh Lai Thịnh cho biết
, đó là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chi, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chi và lan lên dần. Hậu quả là các tĩnh mạch bị quá tải, căng giãn ra, chứng giãn tĩnh mạch và phồng tĩnh mạch (hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch). Bệnh có tỷ lệ tăng cao cùng với tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam và có liên quan tới các yếu tố nguy cơ khác, như: tư thế đứng nghề nghiệp, béo phì, chế độ ăn thiếu vitamin, yếu tố gia đình và yếu tố cơ địa.

Hệ thống mạch bao gồm động mạch từ tim đi nuôi cơ thể và tĩnh mạch có chức năng mang máu từ ngoại biên về tim bằng hai mạng lưới tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Chúng được nối với nhau bằng mạng lưới mao mạch. Nói cách khác, mạng lưới tĩnh mạch nông là tập hợp của các mao mạch tĩnh mạch lớp bì, tạo thành chỗ chứa máu càng lớn khi đi vào tổ chức mỡ dưới da nên dễ bị ảnh hưởng bởi tư thế đứng. Mạng lưới tĩnh mạch nông giữ nhiệm vụ mang 1/10 lượng máu trở về chi, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nhiệt và liên quan chặt chẽ với bệnh giãn và phồng tĩnh mạch.

Suy tĩnh mạch nguyên phát ở người trẻ tuổi là do các rối loạn của sự tuần hoàn trở về của hệ thống tĩnh mạch nông. Còn suy tĩnh mạch ở người lớn tuổi thường là tổn thương, hoặc lão hoá hệ thống tĩnh mạch nông do hậu quả của loạn sản tĩnh mạch, chèn ép tĩnh mạch, di chứng của huyết khối, suy van tĩnh mạch... Tình trạng giãn phồng tĩnh mạch ở người trẻ tuổi hay gặp ở những người hoạt động thể thao với cường độ cao do làm tăng lượng máu trong cơ gây giãn tối đa hệ thống mao mạch và tăng áp lực trong hệ thống tĩnh mạch và làm các tĩnh mạch nông ở da giãn ra. Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ làm hệ thống tĩnh mạch nông giãn càng to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng không gây trở ngại gì cho sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm của bệnh, có thể không thấy các tĩnh mạch nổi mà chủ yếu là những than phiền, như: nặng chi, mỏi chi, đau nhức, vọp bẻ, hoặc phù chi, nếu tình trạng giãn phồng tĩnh mạch này không được cải thiện, sẽ dẫn đến hậu quả suy tĩnh mạch mạn tính với các búi giãn phồng tĩnh mạch (hay gặp nhất ở các chi dưới: khoèo chân).

Các tĩnh mạch xuyên nối hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, kèm theo các mao mạch nhỏ li ti dưới da cũng có nhiệm vụ đưa máu đi nuôi cơ thể và đưa máu đã hết chất dinh dưỡng cũng như oxygene trở về tim. Các mao mạch này giãn nở thành từng chùm xanh dưới da như mạng nhện. Nó làm giảm đi chất lượng cuộc sống, nhất là vấn đề thẩm mỹ đối với các phụ nữ trẻ. Các tĩnh mạch hiện rõ dưới da bàn tay và to phồng lên khi lưu lượng máu ở đó gia tăng vì vận động nhiều, và trong những lúc cánh tay ở vị thế duỗi xuống. Những người vận động bàn tay nhiều thì lớp mở ở mu bàn tay cũng giảm thiểu nên các tĩnh mạch hiện rõ hơn.

Bệnh có biểu hiện giãn nở tĩnh mạch dưới da một phần hay toàn bộ hệ tĩnh mạch Hiển trong và Hiển ngoài. Thành tĩnh mạch bị yếu, dẫn đến giãn tĩnh mạch, sung huyết tĩnh mạch và van tĩnh mạch, làm hoạt động kém. Bệnh nhân thường đau âm ỉ, cảm giác nặng, chèn ép ở vùng tĩnh mạch giãn nhiều. Như vậy để phòng chứng giãn phồng tĩnh mạch, cần phải tránh tư thế đứng lâu, có băng chun bảo vệ cẳng chân, cẳng tay khi tập thể thao với cường độ cao; tránh chế độ ăn thiếu vitamin.


Ảnh minh hoạ 1


Giám đốc - ông Đinh Lai Thịnh (đứng giữa, hàng sau cùng) cùng nhân viên Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Nam y - Đo Kinh lạc - Châm cứu. Ảnh: Tư liệu.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 6) 2598947 lượt người truy cập vào Website này!