Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Kỹ sư Đinh Lai Thịnh – người chế tạo ra máy đo kinh lạc: Người kết nối cổ truyền và hiện đại


NHÂN TỐ MỚI THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

Bài tham dự cuộc thi viết và lễ tôn vinh “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”.

Tự nhận mình là người “Làm trung gian phiên dịch giữa ngôn ngữ Đông y sang ngôn ngữ máy tính, giữa ngôn ngữ máy tính sang ngôn ngữ Đông y”, kỹ sư Đinh Lai Thịnh đã góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hóa nền y học cổ truyền của dân tộc bằng việc chế tạo thành công máy đo kinh lạc. Máy đo kinh lạc là một sản phẩm ứng dụng trong Đông y, nhưng lại nhận được các giải thưởng khoa học kĩ thuật, bởi người chế tạo ra máy cũng hết sức đặc biệt: là kĩ sư điện tử, từng rất thành công trong con đường kinh doanh máy văn phòng, nhưng ở độ tuổi tứ thập nhi bất hoặc lại bất ngờ rẽ ngang: thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ trong y học cổ truyền.

Những lĩnh vực tưởng như không liên quan đến nhau đã gắn kết vào nhau theo cách mà người bình thường chẳng bao giờ hình dung nổi, những sự lựa chọn nghe rất phi lý song kết quả cuối cùng lại cho thấy sự hợp lý, chỉ có thể giải thích bằng hai tiếng: cơ duyên. “Cơ duyên” là cách giải thích hơi trừu tượng nhưng vô cùng xác đáng, trong câu chuyện liên quan tới sự hình thành và phát triển của máy đo kinh lạc, sản phẩm sáng tạo tuyệt vời của người Việt.

Thầy mẫu mực, trò tận tâm

Cố lương y Lê Văn Sửu đã dành khoảng 20 năm để theo đuổi một đề tài tâm huyết: dùng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc để chẩn đoán bệnh. Đo nhiệt độ kinh lạc nghĩa là đo nhiệt độ của 24 điểm tỉnh huyệt trên 10 đầu ngón tay, chân. Theo lý luận Đông y, 24 điểm này nằm trên 12 đường kinh lạc mà thông qua đó hoạt động của 12 tạng phủ tương ứng được biểu thị ra ngoài. Qua rất nhiều cuộc thử nghiệm trong quá trình khám chữa bệnh của mình, ông biết rõ đây là một phương pháp mang lại tính chính xác cao, không phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của thầy thuốc cũng như bệnh nhân. Nhưng làm thế nào để chế tạo ra một cái máy thâu tóm mọi phép tính toán thủ công vô cùng phức tạp, rút ngắn quá trình khám bệnh trong Đông y, giảm thời gian, tiền bạc cho người bệnh? Rất nhiều người vì cảm phục y đức của cố lương y Lê Văn Sửu nên đã bỏ công sức và tiền bạc để viết phần mềm tính toán và chế tạo cái máy chưa từng có ở trong nước cũng như trên thế giới.

Khó khăn nằm ở chỗ: người giỏi về y học thì không biết gì về điện tử, người giỏi điện tử lại mù mờ về y học. Khoảng 20 năm sau ngày lương y Lê Văn Sửu bắt tay vào nghiên cứu phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc, cơ duyên thực sự mới xuất hiện. Cơ duyên chẳng phải đâu xa lạ, mà ở chính người học trò từng theo lương y học châm cứu và bốc thuốc với một mục đích phòng thân chứ không phải để làm nghề.

Kỹ sư Đinh Lai Thịnh nhớ lại: “Năm 2001, tôi nhận thấy tuổi thầy đã cao, sức đã yếu mà vẫn phải ngày đêm khám chữa bệnh, cuộc sống không mấy dư dả nên có ý định kêu gọi các học viên của thầy thành lập một cái quỹ, tạm gọi là quỹ dưỡng già để thầy khỏi phải vất vả kiếm sống. Việc này quá đơn giản, vì thầy có gần 600 học trò, góp gió thành bão. Nhưng thầy từ chối luôn. Thầy bảo: “Tôi còn làm được thì cứ để tôi làm. Còn lao động là còn sống”. Thầy chỉ có niềm băn khoăn duy nhất là chưa hoàn thiện được cái máy đo kinh lạc như mong muốn”.

Cảm động trước ước nguyện của thầy, kỹ sư Đinh Lai Thịnh - lúc đó đang là nhà kinh doanh máy văn phòng – nhận bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo máy. Là người học bách khoa điện tử, lại theo thầy học y nên Đinh Lai Thịnh biết thầy mình muốn gì, hiểu điều cơ bản mà công trình muốn đạt được là gì. Trong khi những người đi trước lao vào việc thiết kế bộ gá phù hợp cho mọi đối tượng đến khám bệnh (là bộ phận kẹp vào tay người để đo nhiệt độ kinh lạc, thời điếm đó bộ gá không có tiếp điểm chặt chẽ, không cố định được) thì kỹ sư Đinh Lai Thịnh tiến hành ba việc một lúc: 1. Viết phần mềm từ cơ sở dữ liệu của thầy (kết hợp vớiViện công nghệ thông tin của Bộ Quốc phòng) để đỡ phải tính toán bằng thủ công. 2.Thiết kế máy (kết hợp với trường Đại học Bách khoa): trước đó, máy đo từng điểm nhiệt, dùng công thức của thầy để tính toán, sau đó phải nhớ tới hơn 100 mô hình bệnh. 3. Làm bộ gá.

Khi bộ gá chưa hoàn thiện thì phần mềm và máy đo kinh lạc đã đi trước một bước: năm 2004, máy TS-204 ra đời, thầy thuốc đo đến đâu thì thông tin sẽ được chuyển thẳng vào máy tính đến đấy. Thời gian khám bệnh rút ngắn còn vài phút, kết quả chính xác mà lại tiết kiệm tiền bạc cho bệnh nhân.

Ngày 03/12/2004, bản quyền tác giả “Chẩn bệnh bằng phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc”đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp cho lương y Lê Văn Sửu. Thầy được toại nguyện. Và trò Đinh Lai Thịnh thì vẫn đinh ninh rằng, máy đo kinh lạc là một món quà đáp đền công ơn thầy, không bao giờ nghĩ sẽ có lúc cuộc đời mình gắn bó với nó, như một định mệnh.

Trải qua gần 25 năm phát triển, phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc để chẩn bệnh đã tham gia trong nhiều đề tài khoa học từ cơ sở, cấp Tỉnh, Thành phố cho đến cấp Nhà nước và được đánh giá cao. Đây là phát minh đầu tiên về một loại thiết bị dùng để chẩn đoán bệnh bằng Y học cổ truyền tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Về mặt lý luận, phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc hoàn toàn dựa trên cơ sở y lý của y học cổ Phương đông, kết hợp với công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại của ngành Điện tử- Tin học để cho ra một loại máy chẩn đoán có độ chính xác cao. Hơn 400 máy đã được ứng dụng ở nhiều tỉnh thành trong nước, thậm chí ra cả nước ngoài (Ucraina, Cuba, Lào).

Sự lựa chọn của số phận

Thầy bảo “Thế là tốt lắm rồi”, nhưng trò thì chưa bằng lòng với kết quả mà mình đạt được. Mỗi lần đi khám ở vùng sâu, vùng xa, máy TS-204 lộ rõ nhược điểm: phải vác cả dàn máy tính bàn đi kèm với máy đo kinh lạc, quá cồng kềnh. Máy TS-205 (ra đời năm 2005) đã khắc phục được sự phiền phức này bằng bộ nhớ lưu được thông tin của 25 bệnh nhân. Khi đi khám về, thầy thuốc chỉ cần kết nối với máy tính là cho ra kết quả. Nhưng T-205 vẫn chưa làm hài lòng người chế tạo ra nó. Sự cầu toàn của kỹ sư Đinh Lai Thịnh là lý do ra đời của TS-208: máy đo kinh lạc thế hệ mới hai trong một: cục đo đã được nhét vào trong máy tính, khỏi cần kết nối từ máy đo sang máy tính như trước kia. TS- 208 mang hình dáng một cái laptop nhỏ gọn, mang trong mình nó phần mềm Chẩn bệnh bằng phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc” phiên bản 2.0, tiến bộ vượt trội so với phiên bản 1 vì có thêm 47 chứng bệnh đường kinh. Tổng số có 140 bệnh danh cả Đông y và y học hiện đại, kèm theo mỗi bệnh danh có biện chứng, triệu chứng, bệnh lý, cách chữa ( dùng thuốc và châm cứu) cho từng bệnh danh. Phần mềm mới này còn kèm theo cả bảng tra Đông dược ( tính vị, quy kinh, hiệu dụng , cách dùng ...).

Năm 2007, kỹ sư Đinh Lai Thịnh vui mừng thông báo cho thầy về kết quả hoàn thiện máy đo kinh lạc của mình. Không ngờ, ngày vui cũng là ngày buồn. Trong lúc đang giảng bài ở học viện Âm nhạc, lương y Lê Văn Sửu bị cảm nhập tâm và vĩnh viễn từ giã trần thế sau đó vài giờ. Kỹ sư Đinh Lai Thịnh ngậm ngùi nói: “Hôm đó, cùng với tin vui của tôi, thầy còn nhận được tin vui là Viện Âm nhạc đã ký hợp đồng để thầy dạy về Âm dương ngũ hành trong âm nhạc Việt”. Hai niềm vui lớn đã giúp cho một người coi công việc là lẽ sống ra đi trong thanh thản.

Năm 2008, máy TS-208 mới chính thức xuất xưởng. Không còn cơ hội để trao tặng thầy món quà mới, kỹ sư Đinh Lai Thịnh có một quyết định làm yên lòng người đã khuất: thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ trong y học cổ truyền. Chức danh Giám đốc Trung tâm liên quan đến y học thay thế cho chức danh Giám đốc Trung tâm Máy văn phòng 65B, Tuệ Tĩnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Rất nhiều trong số những người biết về Đinh Lai Thịnh cảm thấy tiếc cho anh, không ai hiểu được tại sao đang ăn nên làm ra, mỗi tháng kiếm cả trăm triệu từ việc kinh doanh, con người này lại quay sang công việc nghiên cứu với tiền đồ về thu nhập rõ ràng là không sáng sủa gì. “Đợi được sự ủng hộ 100% thì khó lắm”, kỹ sư Đinh Lai Thịnh mỉm cười nhớ lại: “Người đời gọi tôi là Thịnh hâm. Thôi thì đành mặc kệ dư luận. Với tôi, việc làm ra máy không thể tính được bằng tiền (máy hỏng xếp hàng đống), mà tính bằng cả công sức, thời gian bỏ ra. Đây là cuộc chơi nhuốm màu đam mê nên tôi không tính toán. Khi thầy mất, tiếc công sức nhiều năm của mình nên tôi quyết định nghỉ kinh doanh. Làm gì cũng vậy, nếu không có đam mê và sự tập trung cao độ thì chẳng bao giờ thành công cả”.

Năm 2006, lương y Lê Văn Sửu đã giao cho trò yêu của mình bộ giáo trình đào tạo Đông y gồm 7 tập với dòng chữ gửi gắm thân tình: “Cháu Đinh Lai Thịnh giữ bộ này”. Ngược thời gian, vào trước ngày nhận bản quyền tác giả về phần mềm chẩn bệnh bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc, lương y Lê Văn Sửu đã viết Giấy ủy quyền cho kỹ sư Đinh Lai Thịnh với tư cách là người đại diện duy nhất của ông trong việc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến phần mềm này. Rõ ràng, thầy đã chuẩn bị từng bước rất tỉ mỉ và chu đáo để đặt trò vào con đường kế tục sự nghiệp cứu người. Số phận, cơ duyên, hay tình thầy trò tuyệt vời đã hoán đổi vị trí của một doanh nhân sang hướng khác? Vì mọi lẽ.

Hạnh phúc của một người “thiền động”

Ngồi trong phòng khám ấm áp mùi trầm, một ngày mưa phùn gió bấc, kỹ sư Đinh Lai Thịnh tâm sự: “Cứ sáng sáng, tôi lại tới nơi này để khám bệnh cho mọi người bằng máy đo kinh lạc. Bất kể ngoài kia ồn ã thế nào, khi đã bước chân vào đây, tôi thấy lòng mình thanh thản và bình yên – thứ không thể mua được bằng tiền khi đang làm doanh nhân. Hồi trẻ tôi có theo cố Thượng tọa Thích Thanh Thìn học thiền trên núi. Giờ về ngồi khám bệnh cũng là một cách thiền, thiền động. Có mục đích, kiên trì theo đuổi mục đích với một sự bình tĩnh chính là thiền”.

Mỗi tháng bằng lòng với mức thu nhập ít ỏi (so với thời kinh doanh máy văn phòng), hạnh phúc của kỹ sư Đinh Lai Thịnh là khi có người gọi điện hỏi máy đo kinh lạc đã về đến Cần Thơ chưa, là khi có người từ thành phố Hồ Chí Minh tìm ra Hà Nội để được tận mục sở thị cái máy khám bệnh “kì lạ” này, là khi có người đàn bà hơn 60 tuổi bước vào và yêu cầu “tôi không khám, cho tôi đo kinh lạc…

Anh Bùi Xuân Quang (ở tổ 28, phường Đức Giang,Long Biên, Hà Nội), dùng máy đo kinh lạc từ năm 2005 nhận xét: “Gia đình tôi làm thuốc đã lâu, bản thân tôi là thế hệ thứ ba đều chẩn bệnh bằng phương pháp tứ chẩn để chữa bệnh bằng thuốc và châm cứu. Tôi thấy rằng bắt mạch là rất khó và chỉ dựa vào những lời kể của bệnh nhân là chính, nhưng từ ngày được học và chữa bệnh theo số đo kinh lạc, bản thân thấy mình như được vật báu trong tay. Vì phương pháp chẩn bệnh bằng máy đo kinh lạc đã phản ánh trung thực và rất khách quan, khiến cho bệnh nhân rất tin tưởng, vì máy phản ánh đúng triệu chứng bệnh lý cũng như tâm lý của bệnh, rất chính xác. Nhiều bệnh nhân, kể cả các bác sĩ cũng nói rất chân thật như “ông đang ở trong người tôi” hoặc “bác cứ như thầy bói ấy”. Tôi cũng thú thật, nhờ có phương pháp chẩn bệnh, các bài thuốc gia truyền cũng như châm cứu đã được tôi điều chỉnh lại rất nhiều và doanh thu gấp nhiều lần ngày trước”.

Theo cách nhìn của giới khoa học, thì máy đo kinh lạc là “Sự kết hợp độc đáo giữa y học cổ truyền rất lâu đời và thiết bị điện tử rất hiện đại” (Tiến sĩ Nguyễn Nam Quân, nguyên trưởng bộ môn Kỹ thuật điện tử tin học, ĐH Bách khoa Hà Nội). Trong giới Đông y, sự xuất hiện của máy đo kinh lạc là một giấc mơ tuyệt vời đã trở thành hiện thực, bởi đây là sản phẩm sáng tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Sự xuất hiện của máy đo kinh lạc giả trên thị trường lại càng minh chứng cho sức hút không thể chối cãi của cái máy bắt mạch được thầy thuốc Đông y coi như “vật báu”.

Niềm tự hào của kỹ sư Đinh Lai Thịnh là “hơn nhiều nhà khoa học khác, tôi đã biến sản phẩm nghiên cứu khoa học thành tiền”. Vừa bán máy, vừa đào tạo người sử dụng máy, vừa bảo hành máy, kỹ sư Đinh Lai Thịnh yêu “đứa con cưng” của mình đến độ “nếu người mua máy không có tối thiểu là cái bằng trung cấp đông y thì dù anh ta có sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu tôi cũng không bán. Dùng máy như dùng vũ khí, nếu vào tay người xấu thì hậu quả rất khó lường”.

Kỹ sư Đinh Lai Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển y học cổ truyền đạt giải Trí thức trẻ Hà Nội tiêu biểu trong dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội (2010) Máy đo kinh lạc đạt giải ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ VN Vifotec Việt Nam 2011, đạt Cúp vàng International Techmart 2012

Những ý kiến đóng góp - bình luận:

Tôi xin chúc mừng kỹ sư Đinh Lai Thịnh với kết quả nghiên cứu xuất sắc. Chúc anh sẽ tiếp tục có những cống hiến mới trên lĩnh vực y học cổ truyền.
Đặng Vũ Minh -

Đây là một phương pháp mới để chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền, thật sự "hiện đại" trong "cổ truyền". Mong rằng ứng dụng này sẽ được phổ biến rộng rãi hơn nữa để nền y học cổ truyền được phát triển hơn nữa trong công tác khám và điều trị bệnh.
Thanh Tú -

Một phát minh tuyệt vời cho một bước tiến của nền y học cổ truyền. Mong rằng Kỹ sư Đinh Lai Thịnh sẽ phát triển máy Đo kinh lạc tốt hơn nữa và càng ngày càng có nhiều người được chữa bệnh bằng chiếc máy đó.
Thanh Nga -

Sáng chế của kỹ sư như một công cuộc cải cách về khoa học kỹ thuật trong YHCT...sản phẩm Máy Đo Kinh Lạc như một sợi dây kết nối giữa YHCT và YHHĐ.Chúc anh thành công hơn nữa tronh nghiên cứu khoa học.
HuyenThu -

Đây là 1 ý tưởng sáng tạo. Nó không chỉ góp phần khẳng định tầm quan trọng của đông y trong nước mà còn là nguồn động lực cho các thế hệ sau phát triển,tôn vinh y học cổ truyền. E chúc thầy ngày càng thành công trong công việc.
ngoc tram -

Biết anh đã lâu, nhưng qua bài viết này mới thấu hiểu được 1 lương y ’Tâm Đức’ như anh. Chúc cho sự nghiệp của anh ngày càng phát triển hơn trong sự nghiệp cứu người.
Thùy Chung -

Sáng chế của anh đã hỗ trợ rất nhiều cho các bác sĩ Đông y trẻ có thể gìn giữ và phát triển tinh hoa YHCT. Mong rằng Máy Đo kinh lạc sẽ được mọi người biết đến và sử dụng một cách hiệu quả nhất trong việc chẩn bệnh trong YHCT.
Huyen Dk -

Đọc bài viết em thấy đúng là " cơ duyên" và "tâm huyết" đúng là hai yếu tố đưa đẩy Anh đến với Y Học Cổ Truyền và ngày càng hoàn thiện di nguyện của thầy Sửu! Mong rằng máy đo kinh lạc sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn và Anh sẽ còn đạt nhiều thành tựu, truyền được nhiều nhiệt huyết hơn nữa cho các thầy thuốc Y Học Cổ TRuyền tương lai!
Trang Thùy -

"Có mục đích, kiên trì theo đuổi mục đích với một sự bình tĩnh chính là thiền”.Chúc Chú sức khỏe tốt để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp y đức ah:)
Thương Dương -

ngày một hoàn thiện hơn máy đo kinh lạc Anh nhé! Gắng bước tiếp con đường của thầy Sửu nha Anh và truyền tiếp nhiệt huyết cho những người đam mê Y Học Cổ Truyền nhé! Trang Thùy -

Một con người tiềm ẩn. Chúc anh sẽ tiếp tục sự nghiệp thành công - Kết nối cổ truyền và hiện đại
hue vu -

Đông y vốn bị coi thường bởi sự mơ hồ, ảo diệu, nhưng nhờ có những sáng chế của chú, ngành Đông y sẽ đi lên tầm cao mới.

Phát minh này là bước đột phá trong việc khám chữa bệnh đông y bằng pp hiện đại, chúc kỹ sư thành công
tuyết trinh -

Văn hiến Việt Nam - Đăng ngày 25, Tháng Tư 2013
-->> xem bài gốc và các ý kiến bình luận khác




 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 47) 2654766 lượt người truy cập vào Website này!